Quốc tế

Không có chuyện Patriot bảo vệ không phận Iraq

Quyết định chuyển Patriot đến Iraq của Mỹ có thể coi là dấu chấm hết cho cơ hội S-300 hoặc S-400 hiện diện trong lực lượng phòng thủ của Baghdad.

Iraq có thể dùng Pantsir-S1 để bắn hạ máy bay Mỹ / Iran cảnh báo Mỹ về “những hành động nguy hiểm” tại Iraq

Theo truyền thông Nga, việc các hệ thống phòng không và hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo được điều động tăng cường tới Iraq cho thấy, Baghdad sẽ không mua các hệ thống phòng thủ S-300 hoặc S-400 bất chấp Nga – Iraq đang thảo luận về thương vụ này.

Nói cách khác, quân đội Mỹ cùng các hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ sẽ đảm nhận trách nhiệm bảo vệ không phận của Iraq và đây có thể được coi là dấu chấm hết cho cơ hội vũ khí phòng thủ Nga xuất hiện trong quân đội Iraq.

Khong co chuyen Patriot bao ve khong phan Iraq
Hệ thống Patriot PAC-3.

Ngay sau thông tin này được đăng tải, giới quân sự Mỹ đã chỉ ra rằng, sẽ không có chuyện Mỹ dùng hệ thống phòng thủ Patriot lập thành chiếc ô phòng thủ bảo vệ không phận Iraq trước các mối đe dọa từ bên ngoài bởi đây không phải mục đích của Mỹ.

Trong tuyên bố hôm 10/3, ông Kenneth McKenzie thuộc Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ cho biết, quyết định triển khai Patriot nhằm tăng khả năng đối phó với cuộc tấn công bằng tên lửa từ Iran nhằm vào lực lượng Mỹ có thể xảy ra trong tương lai.

"Chúng tôi đang trong quá trình triển khai những hệ thống phòng không, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo đặc biệt đến Iraq để bảo vệ căn cứ và binh sĩ Mỹ đang được triển khai tại quốc gia này", ông Kenneth McKenzie nói.

Vì vậy, động thái đưa Patriot đến Iraq và kế hoạch mua hệ thống S-400 do Nga sản xuất của Baghdad là hai chuyện không liên quan gì đến nhau.

Tờ Wall Street Journal dẫn lời ông Karim Alawi, một thành viên của Ủy ban an ninh và quốc phòng Iraq: "Chúng ta nên mua S-400, đặc biệt sau nhiều thất vọng khi người Mỹ không cung cấp vũ khí cho chúng ta. Hiện nay, hợp đồng chưa được ký kết, nhưng Baghdad đang đàm phán với Moscow".

 

Một thành viên khác của Ủy ban, ông Abdul Khalek Al-Azzawi cũng cho biết rằng, quốc hội đã ủy quyền cho người đứng đầu chính phủ ký kết hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không của bất kỳ quốc gia nào. Theo ông, có thể là Nga hoặc một quốc gia khác.

Kế hoạch tăng cường sức mạnh phòng thủ của chính phủ Iraq bằng cách mua S-400 của Nga đã chính thức được công bố hồi giữa tháng 5/2019 bởi đại sứ Haidar Mansur Hadi tại Moscow bất chấp việc Mỹ nhiều lần cảnh báo về hậu quả.

Washington đã liên lạc với nhiều nước bao gồm Iraq để giải thích ý nghĩa của Đạo luật Chống những đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA) và những hậu quả gia tăng khi Iraq ký kết các thoả thuận quốc phòng với Moscow.

Và những lời đe dọa của Mỹ đã không phát huy hiệu quả khi Iraq quyết định mua S-400 và đưa ra tuyên bố:

"Iraq muốn theo kịp các quốc gia láng giềng nhờ vào hệ thống tên lửa phòng không mới nhất cũng như việc chúng sẽ đảm bảo tốt nhất cho khả năng bảo vệ lãnh thổ và các căn cứ không quân từ các cuộc không kích của kẻ thù".

 

Thành viên của Ủy ban An ninh Quốc phòng của Quốc hội Iraq, Ammar Taamah cũng khẳng định: "Iraq cần mua vũ khí từ các quốc gia khác nhau để đảm bảo quốc phòng và hiệu quả chiến đấu cao nhất của quân đội.

Nếu chỉ có một nhà cung cấp vũ khí, trong trường hợp chiến tranh xâm lược chống lại Iraq, nhà cung cấp này có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình và khả năng bảo vệ đất nước.

Khi quân đội có nguồn cung vũ khí từ các nước khác nhau, họ sẽ có lựa chọn phù hợp nhất trong một tình huống cụ thể. Ngoài ra, với sự cạnh tranh, các nhà sản xuất sẽ đưa ra những điều kiện và giá cả tốt nhất.

Mỗi quốc gia đều có những quyết định riêng trong vấn đề mục tiêu, an ninh và chính sách chiến lược. Đôi khi tôi được biết người ta có đưa ra một số lời khuyên về những vấn đề này cho Iraq. Tuy nhiên, Baghdad chỉ đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở lợi ích quốc gia".

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm