Quốc tế

Không quân Mỹ đã mất hết niềm tin vào F-35

Mỹ có ý định khẩn trương chế tạo loại máy bay chiến đấu mới để thay thế loại máy bay làm tổn hại thanh danh "thế hệ thứ năm".

'B-21 Raider Mỹ chỉ lộ trước phòng không Nga khi phóng tên lửa'? / Tên lửa Zircon sẽ đi vào hoạt động với Nga trong vòng chưa đầy một năm nữa

Không quân Mỹ đang có dự định nghiêm túc về việc chế tạo ra một máy bay chiến đấu hạng nhẹ mới có thể thay thế chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon, có từ thời Chiến tranh Lạnh, tờ Popular Mechanics của Mỹ viết.

Đây là một sự kiện gây chú ý vì F-16 lẽ ra phải được thay thế bằng máy bay chiến đấu-ném bom hạng nhẹ F-35A Lightning II.

Rõ ràng là, có điều gì đó không ổn về F-35, loại máy bay được Mỹ quảng cáo, ca tụng lên tận mây xanh, nếu như Không quân Mỹ có ý định giảm đáng kể việc mua những chiếc máy bay này. Hiện hơn 1.700 chiếc F-35 đã được đặt hàng.

Nhưng hiện tại, Lockheed Martin vẫn chưa có ý định cắt nguồn cung cấp loại máy bay này cho quân đội của các quốc gia khác.

Tướng Charles Quinton Brown, Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân Hoa Kỳ, nói với tạp chí Popular Mechanics về các vấn đề đã nảy sinh và các cách giải quyết được đề xuất.

Khong quan My da mat het niem tin vao F-35
Trong ảnh: Tiêm kích F-35 (Ảnh: ZumaTASS)


Ông này nói rằng đến cuối năm 2023, thiết kế sơ bộ cho một máy bay chiến đấu mới thuộc thế hệ 4,5 sẽ được hoàn thành. Nếu như phần thiết kế thử nghiệm được thông qua, Mỹ sẽ có một tiêm kích mới trong thời gian kỷ lục.

Brown giải thích rằng thiết kế của chiếc máy mới sẽ chỉ có công nghệ kỹ thuật số. Có nghĩa là, sẽ không có mô hình thử nghiệm, không có thử nghiệm khí động học, không có sự lắp ráp và mài dũa các góc với nhau, không có thử nghiệm độ bền của các bộ phận. Máy bay chiến đấu sẽ hoàn thành trong vòng một năm.

Nói đến thế hệ 4,5 là nói đến máy bay thế hệ thứ tư thông thường được giảm bớt tín hiệu radar, và được lắp đặt các thành phần và cụm lắp ráp sử dụng trong máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

Ngoài ra, còn có một điểm cực kỳ thú vị: Vị tướng này nói rằng chiếc máy bay mới sẽ được sử dụng trong các vụ đụng chạm có thể xảy ra với Nga và Trung Quốc. Công bằng mà nói, tất cả các công nghệ tàng hình cực kỳ đắt tiền này không mang lại lợi thế đáng kể cho việc đánh lừa các hệ thống radar mặt đất hiện đại của Nga.

Không quan trọng đó là loại máy bay nào - đắt hay rẻ, thuộc thế hệ 4,5 - được phái đến Nga và cả đối với Trung Quốc cũng vậy, vì Trung Quốc cũng đã mua các hệ thống phòng không của Nga với số lượng cần thiết.

 

Một câu hỏi hoàn toàn tự nhiên được đặt ra là: tại sao không thể thay thế F-16 bằng loại F-35 đang có sẵn mà lại nói đến một loại máy bay chưa tồn tại? Những sửa đổi mới nhất của F-35 gần như đáp ứng các yêu cầu đối với hệ thống điện tử của không quân thế hệ thứ năm.

Tướng Charles Brown nói F-35 cũng không phù hợp vì chúng có bán kính chiến đấu nhỏ. Và đây là cách Brown nghĩ về tình huống mà Mỹ đã tiếp cận:

“Sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc và sự trỗi dậy của Nga đồng nghĩa với việc các nhà hoạch định phải xem xét các cuộc xung đột tiềm tàng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương hoặc châu Âu trong một khoảng cách dài.

Máy bay chiến đấu đóng quân tại Ý có thể phải bay qua 1.000 dặm để tấn công mục tiêu ở phần châu Âu của nước Nga, hoặc một máy bay chiến đấu đóng tại Guam cần phải có khả năng đánh chặn máy bay ném bom của Trung Quốc ở cự ly tối đa trước khi họ phóng tên lửa siêu thanh”.

Người ta cho rằng máy bay mới phải có kích thước lớn hơn F-16 để có thể chứa thêm thùng nhiên liệu, điều này sẽ làm tăng đáng kể tầm hoạt động. Theo đó, một động cơ mạnh hơn sẽ là cần thiết. Brown cho rằng máy bay nên chỉ có một động cơ.

 

Nhưng ở đây còn có yếu tố kinh tế. Và yêu cầu đó khá cụ thể. Bộ Tư lệnh Không quân kinh hoàng trước chi phí của dự án F-35.

“Lockheed Martin” đã xoay sở để đạt được mức giá có thể chấp nhận được: trong vòng 10 năm đã giảm từ gần 200 triệu USD cho những chiếc máy bay đầu tiên xuống còn 77,9 triệu USD.

Nhưng chi phí vận hành thì vẫn còn cao ngất ngưởng. Chi phí cho một giờ bay trên F-35A là 44.000 USD. Lầu Năm Góc, trong một tối hậu thư, yêu cầu phải giảm số tiền này xuống còn 25.000 USD. Nếu không, có thể dẫn đến rắc rối khi bán máy bay cho Không quân Mỹ. Nghĩa là, kế hoạch mua sắm có thể bị cắt giảm rất nhiều.

“Lockheed Martin” đã vật lộn với vấn đề này trong hai năm nay. Nhưng chi phí vận hành vẫn ở mức cũ. Tạp chí Popular Mechanics viết: “Trung bình một phi công của Không quân Hoa Kỳ mỗi năm bay 200 giờ, trong thời gian triển khai là 350 giờ, như vậy con số này sẽ là từ 8,8 triệu đến 15,7 triệu đô la cho một phi công mỗi năm”.

"Một phi công với 1.000 giờ bay có cái giá đáng kinh ngạc là 44 triệu USD, tương đương với hơn một nửa giá trị của một máy bay chiến đấu mới."

 

Kể từ khi bắt đầu vận hành thử nghiệm những chiếc máy bay F-35 đầu tiên vào năm 2012, các vấn đề về mức độ phức tạp và nguy hiểm khác nhau dồn dập xảy ra. Một số bộ phận phải khắc phục.

Một số vấn đề không thể khắc phục nổi nên phải đưa ra các hạn chế về chế độ bay và vận hành thiết bị, cũng như việc sử dụng vũ khí. Hiện tại, theo danh sách có khoảng hơn 800 vấn đề cần phải giải quyết, trong đó có hơn 100 vấn đề nghiêm trọng.

Và có lẽ đó là lý do tại sao tham mưu trưởng Không quân, Tướng Brown, tuyên bố cần phải tạo ra một máy bay chiến đấu mới. Niềm tin vào F-35 đã cạn kiệt.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm