Quốc tế

Chương trình F-35 thất bại: Sự thú nhận đau đớn

Không quân Mỹ đã ngầm thừa nhận chương trình chế tạo Máy bay Tấn công chung JSF F-35 Lightning II của Lockheed Martin là dự án thất bại.

Mỹ bất lực nếu Nga tấn công bằng tên lửa hành trình / 'B-21 Raider Mỹ chỉ lộ trước phòng không Nga khi phóng tên lửa'?

Theo bài báo mới đây trên tạp chí Mỹ Forbes, Không quân Mỹ (USAF) đã phải đối mặt với sự thất bại của chương trình phát triển Máy bay Tấn công chung (Joint Strike Fighter – JSF) F-35 Lightning II của Hãng Lockheed Martin.

Theo đó, dự án này đã diễn ra trong hơn một thập kỷ qua với nỗ lực thay thế máy bay chiến đấu hạng nhẹ chủ lực F-16 Fighting Falcon của Mỹ, do General Dynamics phát triển. Nhưng dự án đầy tham vọng của Mỹ và một số đồng minh đã thất bại thảm hại khi không thể thay thế F-16.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng, thiết kế của F-35 tỏ ra quá phức tạp, làm chậm quá trình phát triển, tăng chi phí và giảm độ tin cậy.

Kết quả là giới lãnh đạo Không quân Mỹ đã phải chấp nhận sự thật sau thời gian thử nghiệm, chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 F-35 đã không thể bù đắp cho những chiếc chiến đấu cơ thế hệ 4 F-16 với số lượng tương đương. Đến nay, đã có khoảng 600 chiếc được sản xuất tại các nhà máy ở Mỹ, Ý và Nhật Bản.

Sự thú nhận này không được nói công khai mà người ta ngầm hiểu như vậy, khi Không quân Mỹ thừa nhận có thể sẽ phải khởi động một chương trình mới.

Chuong trinh F-35 that bai: Su thu nhan dau don
Thất bại của F-35 khiến Không quân Mỹ có thể phải triển khai một dự án mới

"Những cuộc thảo luận trong Không quân Mỹ về nhu cầu chế tạo chiếc máy bay chiến đấu hạng nhẹ mới là sự thừa nhận ngầm chương trình F-35 Lightning II đã thất bại" - bài báo của Forbes viết.

Đồng thời, như tác giả viết, ngay cả khi Không quân Mỹ thực hiện một nỗ lực như vậy, thì khả năng cao là lặp lại kịch bản cũ - chiếc máy bay chiến đấu mới sẽ không thể thay thế F-16 và lại một lần nữa sẽ trở nên đắt tiền, không đáng tin cậy và tầm thường như F-35.

Vào tháng 1, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Christopher Miller, ngay trước khi rời nhiệm sở, đã chỉ trích gay gắt chương trình phát triển máy bay tốn kém nhất trong lịch sử hàng không thế giới nhưng lại tỏ ra kém hiệu quả nhất trong lịch sử không quân Mỹ.

Trong một cuộc họp báo, ông Miller đã dùng từ khá thô tục gọi chương trình chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 Lightning II chỉ là “thứ tào lao như cục…”. Cuối buổi, ông còn nói nằng: “… chúng ta đã tạo ra một con quái vật” (we have created a monster).

Theo sự thừa nhận của giới chức Mỹ, đã 20 năm đã trôi qua kể từ Mỹ khởi động dự án này, nhưng họ vẫn tiếp tục phát hiện những lỗi phần mềm và phần cứng.

 

Hồi tháng 1 vừa qua, Bloomberg trích dẫn một số thông tin trong báo cáo thử nghiệm của Lầu Năm Góc cho biết, máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Lockheed Martin F-35 Lightning II của Mỹ có gần 900 khiếm khuyết khác nhau, làm suy giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu của nó.

Bài báo cho biết, trong số 871 lỗi, có cả những lỗi về phần mềm và phần cứng, mà mười khiếm khuyết trong số đó được đánh giá là “rất nghiêm trọng” có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của phi công và ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của F-35. Máy bay đã vô số lần gặp sự cố, có chiếc đã từng mấy lần gặp trục trặc trước khi rơi.

Các chuyên gia cũng nhận định rằng, nếu F-35 Lightning II không phải máy bay của Lockheed Martin thì chắc chắn nó sẽ cực kỳ ế ẩm bởi giá cả cắt cổ, chi phí bay và sửa chữa bảo dưỡng quá cao.

Hiện nay, đa số các nước tham gia chương trình phát triển hoặc đã đặt mua F-35 là đồng minh thân cận nhất của Mỹ. Họ mua máy bay loại này không chỉ đơn thuần xuất phát từ tính năng được quảng cáo là hàng đầu thế giới, mà phần lớn là muốn mua một “chiếc ô bảo vệ” của Mỹ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm