Quốc tế

Không quân Mỹ thử nghiệm nguyên mẫu tên lửa siêu vượt âm AGM-183A

Trang tin quân sự Defense News đăng tải, Không quân Mỹ vừa tiến hành một vụ thử nghiệm dòng tên lửa siêu vượt âm tương lai AGM-183A tại căn cứ không quân Edwards, bang California.

Nga tiến hành cuộc tập trận quân sự lớn ở Kaliningrad / Ấn Độ vừa nhận đã muốn loại Rafale để mua Su-35

Theo lời phóng viên Mỹ Tyler Rogoway, nguyên mẫu tên lửa AGM-183A được phát hiện treo dưới thân máy bay ném bom chiến lược B-52H mang số hiệu 60-0050 cất cánh từ căn cứ Edwards trong một nhiệm vụ không được công bố. Nhiều khả năng đây là một vụ bay thử của nguyên mẫu tên lửa AGM-183A thuộc chương trình Vũ khí siêu vượt âm phản ứng nhanh trên không – ARRW của Không quân Mỹ.

Liên quan tới vụ bay thử nghiệm vũ khí siêu vượt âm nói trên, chỉ huy Không đoàn thử nghiệm số 419 thuộc Không quân Mỹ, Trung tá Michael Jungkvist cho biết: “Vụ thử nghiệm đã giúp thực nghiệm khả năng kết nối giữa đạn tên lửa và máy bay chuyên chở. Chúng tôi rất hứng thú với dòng vũ khí mới này. Nó có khả năng tấn công bất kỳ địa điểm nào trên thế giới với tốc độ đáng kinh ngạc”. Tuy nhiên, Trung tá Michael Jungkvist từ chối công bố các thông tin cụ thể trong quá trình thử nghiệm.

Chuyến bay thử nghiệm của tên lửa AGM-183A với phương tiện chuyên chở chiến lược là máy bay B-52H. Ảnh: Defense News.

Trước đó, hồi tháng 6/2019, nguyên mẫu khí động học của tên lửa AGM-183A cũng từng được thử nghiệm trên máy bay ném bom chiến lược B-52H mang số hiệu 003 tại căn cứ không quân Edwards.

Giới chuyên gia quân sự đánh giá, việc Lầu Năm Góc đẩy nhanh tiến độ phát triển tên lửa AGM-183A có liên quan tới ưu tiên phát triển của Không quân Mỹ theo chiến lược phát triển quân đội mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Không quân Mỹ kỳ vọng, tên lửa AGM-183A có thể sẵn sàng chiến đấu vào năm 2022. Tên lửa AGM-183A sẽ giúp đảm bảo ưu thế vượt trội trên không của quân đội Mỹ trước các đối thủ tiềm năng, cũng như rút ngắn khoảng cách trong cuộc chạy đua phát triển vũ khí siêu vượt âm tương lai với Nga và Trung Quốc.

Các thông tin liên quan tới tên lửa AGM-183A được công bố rất ít ỏi. Nguyên tắc hoạt động của tên lửa hành trình này giống với các thiết bị lượn siêu vượt âm hơn. Theo đó, tên lửa đẩy sẽ đưa đầu đạn lên độ cao lớn để lấy thế năng. Sau khi tách khỏi tên lửa đẩy, đầu đạn sẽ tự cơ động với vận tốc tới Mach 7 (gấp 7 lần tốc độ âm thanh) để lao vào mục tiêu. Thông tin này hoàn toàn khác với các số liệu trước đó về việc tên lửa AGM-183A có khả năng đạt tới vận tốc vũ trụ cấp 1, tương đương Mach 20. Vận tốc này gần tương tự như giai đoạn đầu đạn tiếp cận mục tiêu của các tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Nguyên mẫu tên lửa siêu vượt âm AGM-183A. Ảnh: Breaking Defense.

Điểm khác biệt có thể nhận thấy giữa AGM-183A và tên lửa Kinzhal của Nga là việc tên lửa siêu vượt âm của Nga sử dụng bệ phóng là máy bay tiêm kích hạng nặng Mig-31BM có khả năng hoạt động trên độ cao lớn, còn AGM-183A lại sử dụng nền tảng mang phóng là máy bay ném bom chiến lược.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm