Không thể tin nổi: Trực thăng Mỹ diệt tàu chiến cách 180km
DNVN - Nếu tích hợp thành công tên lửa NSM, trực thăng MH-60R Seahawk sẽ trở thành đối thủ khó chịu với các tàu chiến của Hải quân Nga.
Ghé thăm tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của thế giới / Bức ảnh làm rộ tin đồn “rồng lửa” S-300 Nga lọt vào tay Mỹ
Mới đây, chuyên gia quân sự James Drew đăng tải bức ảnh chụp mô hình trực thăng MH-60R Seahawk trang bị 2 quả tên lửa chống hạm NSM do Na Uy sản xuất. Mô hình gây "sốt" này được giới thiệu tại Triển lãm không gian biển tổ chức ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia Gaylord.
Như vậy, đến 99% Kongsberg Defence & Aerospace – nhà sản xuất NSM đã bắt tay với Mỹ để tích hợp tên lửa hành trình chống NSM lên trực thăng săn ngầm MH-60R Seahawk của Hải quân Mỹ.
Mô hình trực thăng MH-60R mang hai đạn NSM.
Nếu dự án thành công, MH-60R sẽ trở thành trực thăng nguy hiểm nhất hành tinh, không chỉ có khả năng săn ngầm mà còn có thể diệt hạm. Bên cạnh đó, nó còn có thể mang được cả tên lửa chống tăng tác chiến trên bộ.
NSM hay có tên gọi đầy đủ "Naval Strike Missile" là vũ khí dẫn đường chính xác cao, tầm tấn công xa có khả năng phát hiện và tiêu diệt tàu chiến đối phương ở cự ly rất lớn, độ chính xác gần như tuyệt đối.
NSM có trọng lượng khá nhỏ chỉ 410kg, dài 3,95m, lắp đầu đạn nổ phá mảnh nặng 125kg.
Tên lửa được trang bị hai động cơ gồm: động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực TRI 40 cho hành trình bay. Tầm bắn của tên lửa lên tới 180km với phiên bản NSM (phóng từ tàu biển), và lên tới 555km với phiên bản phóng trên không JSM.
Cận cảnh phiên bản tên lửa NSM bắn từ tàu chiến.
Theo các tài liệu rò rỉ, NSM được thiết kế để nhận dạng mục tiêu qua lớp tàu. Khi khai hỏa từ một bệ phóng trên boong, nó sử dụng đầu dò hình ảnh hồng ngoại để nhận dạng mục tiêu và tận dụng khả năng cơ động cao cùng cơ chế bay lướt trên mặt biển để tránh hệ thống phòng thủ trên tàu đối phương và tấn công.
Đặc biệt, NSM được đánh giá có khả năng đánh bại "hệ thống phòng thủ cuối cùng" trên tàu chiến đối phương.
"Một trong số các tính năng nổi bật của tên lửa này là khả năng tránh hệ các thống phòng thủ ở giai đoạn cuối nhờ trang bị radar dò thụ động, các công nghệ tàng hình và khả năng cơ động. Đặc biệt, nó được thiết kế để chuyên tấn công các mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt", đại diện nhà sản xuất cho biết.
Tên lửa NSM khởi động động cơ khởi tốc.
Trong khi đó, MH-60R Seahawk là một trong những phiên bản hiện đại nhất của dòng trực thăng hải quân SH-60 Seahawk, nó còn được biết đến với tên gọi "gói nâng cấp LAMPS Mark III Block II" được phát triển từ năm 1993.
Đấy là sự kết hợp các đặc điểm ưu việt giữa hai biến thể SH-60B và SH-60F, nâng cấp mạnh hệ thống điện tử hàng không cho phép đảm nhiệm nhiệm vụ đa dạng hơn bên cạnh khả năng chống ngầm.
Cụ thể, máy bay được trang bị hệ thống radar đa chế độ AN/APS-147, trạm trinh sát hồng ngoại MTS-FLIR, hệ thống sonar chủ động....
Trực thăng MH-60R mang ngư lôi và tên lửa chống tăng Hellfire.
Ngoài ra, việc nâng cấp hệ thống điện tử hàng không đã cho phép trực thăng MH-60R có thể mang tới 8 tên lửa chống tăng Hellfire cho phép tác chiến hiệu quả chống mục tiêu tăng-thiết giáp trên đất liền và cả tàu cao tốc cỡ nhỏ trên biển.
Trong vai trò chống tàu ngầm, MH-60R mang được 2 ngư lôi 324mm Mk46 hoặc Mk54 có tầm bắn 10-20km.
Thanh Nga (tổng hợp)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo