Khu trục hạm Marshal Shaposhnikov phóng lôi cho kịch bản 'nóng'
Khu trục Marshal Shaposhnikov của Hải quân Nga vừa có màn bắn đạn thật với ngư lôi, pháo trên biển Nhật Bản.
Các blogger Nga lẻn vào nhà máy sửa chữa tiêm kích ở Moskva / Nga giao Su-30SM với hệ thống điện tử hàng không do Pháp sản xuất cho Belarus
Theo thông báo của Hạm đội Thái Bình Dương Nga, vụ phóng được thực hiện hôm 24/12 trong khuôn khổ cuộc diễn tập phản ứng nhanh với các tình huống bất ngờ trên biển. Trong cuộc diễn tập, khu trục hạm Marshal Shaposhnikov lớp Udalay vừa hoàn thành nâng cấp đã bắn hạm pháo A-190, pháo 6 nòng 30mm và ít nhất hai ngư lôi hải quân tại Vịnh Peter Đại đế (thuộc biển Nhật Bản).
Vịnh Peter Đại đế đã thành điểm nóng căng thẳng trong những tuần gần đây sau khi Nga cáo buộc 2 tàu săn ngầm USS John S McCain của Mỹ vượt qua 2km biên giới hàng hải của Nga tại khu vực này. Nga đã điều một tàu khu trục đến chặn các tàu của Mỹ và đe dọa sẽ đâm chìm nếu 2 con tàu này không quay trở lại vùng biển quốc tế.
Cùng với đó, cuộc diễn tập được thực hiện sau khi giới quân sự Nga nói về kịch bản xung đột giữa một bên là Nga và bên kia là lực lượng Nhật với sự tham gia của Mỹ và thất bại thuộc về Moscow.
Kịch bản được Thượng tướng Anatoly Zaitsev bình luận trên Tạp chí Người đưa tin quân sự của Nga, Nhật Bản không từ bỏ tham vọng bành trướng của họ và nếu so sánh lực lượng của Nga hiện tại ở Viễn Đông thì chắc chắn Moscow sẽ thua thảm hại. Vị chuyên gia này cho rằng, hiện tại Nhật Bản có 66 tàu, bao gồm 5 tàu khu trục trực thăng và tàu sân bay dành cho máy bay F-35B, 18 tàu ngầm, 1/3 trong số đó là tàu ngầm mới.
Ngoài ra trong kho vũ khí của Tokyo còn có bảy tàu tên lửa, 8 tàu đổ bộ, 25 tàu quét mìn, 5 tàu chở dầu, 2 tàu chỉ huy và điều khiển, 2 tàu tìm kiếm và cứu hộ, 3 tàu đổ bộ cỡ lớn và 2 tàu đổ bộ cỡ nhỏ, khoảng 180 máy bay tiêm kích và 140 máy bay trực thăng.
Trong khi đó, lực lượng của Nga ở Viễn Đông chỉ có 25 tàu ngầm, 10 tàu chiến hoạt động trên vùng đại dương và 32 chiếc hoạt động ven biển. Trong tình hình đó, lợi dụng ưu thế quân sự, Nhật Bản có thể bất ngờ tấn công vào Sakhalin và quần đảo Nam Kuril. Đồng thời, Mỹ sẽ giữ lập trường trung lập, nhưng sẽ cố gắng thuyết phục Moscow không sử dụng vũ khí hạt nhân.
Tokyo sẽ tính đến lợi ích của Washington và "ngay ngày hôm sau" các căn cứ quân sự của Mỹ sẽ xuất hiện ở Quần đảo Nam Kuril. Kịch bản tấn công bất ngờ được triển khai theo Kế hoạch "Nhật Bản vĩ đại đến dãy núi Ural", Tokyo có thể đè bẹp Nga về quân sự.
Mâu thuẫn lớn nhất hiện nay giữa Nga và Nhật Bản là việc ký kết Hiệp ước Hòa bình cũng như xác định rõ chủ quyền của của chuỗi đảo Kuril. Nhật Bản mới đây đã thông qua luật sửa đổi, trong đó khẳng định 4 hòn đảo của quần đảo Kuril thuộc về Nhật Bản, đồng thời đặt ra nhiệm vụ nỗ lực tối đa để lấy lại Vùng lãnh thổ phương Bắc thuộc về Nhật Bản.
Trong khi đó, Nga đã luôn nêu rõ chủ quyền của mình đối với 4 hòn đảo lớn ở Kuril. Chủ quyền đối với 4 đảo này không liên quan đến việc ký kết Hiệp ước Hòa bình giữa Nga và Nhật Bản. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng, kể cả khi Nhật Bản có được Hiệp ước Hòa bình với Nga, Tokyo cũng không có cơ hội nào giành chủ quyền với 4 đảo lớn ở chuỗi đảo Kuril.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo