Khủng hoảng năng lượng toàn cầu: Để tìm nguồn khí đốt mới, tất cả cùng đến một quốc gia
Không cắt được nguồn cung dầu Nga; đồng Nhân dân tệ "lên ngôi": Quan chức Mỹ lo sốt vó / CNN: Quân đội Nga có thể không thắng trận ở Mykolaiv - Nhưng họ đã quyết nghiền nát nó!
Kể từ tháng 2 năm nay, tình hình tại Ukraine liên tục căng thẳng, thị trường dầu thô và khí đốt quốc tế biến động mạnh, giá năng lượng liên tục tăng.
Theo trang tin Sohu (Trung Quốc), châu Âu và Hàn Quốc - vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu năng lượng - đã phải khẩn trương tìm kiếm nguồn cung khí đốt, và hầu như tất cả đều hướng sự chú ý sang Qatar. Đây cũng trở thành một "thời khắc nổi bật hiếm hoi" trong lịch sử ngoại giao của đất nước nhỏ bé bên Vịnh Ba Tư này.
Thủ tướng Hàn Quốc Kim Bu-gyeom (giữa bên phải) là chính khách nước ngoài mới nhất đến thăm Qatar. Ảnh: Sohu
Trước tiên, hãy cũng nhìn lại đã có chính khách những nước nào từng đến thăm hoặc gọi điện tới Qatar:
Ngày 20/3, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Bu-gyeom đã gặp mặt Quốc vương Qatar Sheikh Tamim Bin Hamad Al-Thani và Thủ tướng Sheikh Khalid Bin Khalifa Bin Abdulaziz Al-Thani tại Doha (thủ đô Qatar) để thảo luận về các vấn đề như mở rộng hợp tác năng lượng.
Ngày 19/3, Phó Thủ tướng Đức kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu Robert Habeck đã dẫn đầu phái đoàn hơn 20 doanh nhân đến thăm Qatar.
Ngày 16/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Qatar Sheikh Mohammed Bin Abdulrahman Al-Thani.
Ngày 14/3, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã có cuộc điện đàm với Quốc vương Qatar Sheikh Tamim Bin Hamad Al-Thani, tập trung vào các vấn đề như thị trường năng lượng toàn cầu.
Ngày 12/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian đã có cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Qatar Sheikh Mohammed Bin Abdulrahman Al-Thani.
Ngày 9/3, Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Thương mại và Chiến lược công nghiệp Anh Greg Hands đã hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng Qatar Saad Al-Kaabi tại Doha.
Ngày 8/3, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về các vấn đề khí hậu John Kerry và Bộ trưởng Bộ Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm đã cùng đến thăm Qatar.
Ngày 7/3, Thủ tướng Áo Karl Nehammer đã đến thăm Qatar.
Ngày 5/3, Bộ trưởng Ngoại giao Italia Luigi Di Maio đã đến thăm Qatar.
Lùi xa hơn nữa, vào ngày 22/2 năm nay, Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Các nước xuất khẩu khí đốt (GECF) lần thứ 6 đã được tổ chức tại Qatar. Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune và Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolai Shulguinov đã tham dự hội nghị.
Kết thúc hội nghị, "Tuyên bố Doha" đã được thông qua, nhất trí tăng cường hợp tác và an ninh năng lượng toàn cầu để đạt được sự ổn định của thị trường năng lượng.
Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Các nước xuất khẩu khí đốt (GECF) lần thứ 6 đã được tổ chức tại Qatar vào ngày 22/2. Ảnh: Sohu
Theo Sohu, trong khu vực vùng Vịnh rất giàu dầu mỏ, Qatar có một chút khác biệt. Trữ lượng dầu thô của Qatar không lớn, nhưng lại có trữ lượng khí thiên nhiên vô cùng phong phú, khoảng 24,5 nghìn tỷ mét khối, chiếm 13,1% tổng trữ lượng khí thiên nhiên toàn thế giới, đứng thứ ba thế giới, sau Nga và Iran.
Bản đồ phân bố các mỏ khí đốt của Qatar. Ảnh: Sohu
Hiện nay, hoạt động xuất khẩu khí đốt toàn cầu chủ yếu được vận chuyển qua đường ống và hóa lỏng. Các nước như Nga, Iran và Turkmenistan chủ yếu xuất khẩu thông qua đường ống; trong đó, Nga là nước xuất khẩu khí thiên nhiên qua đường ống lớn nhất thế giới.
Xuất khẩu khí thiên nhiên qua đường ống có chi phí thấp và vận chuyển nhanh, nhưng bị hạn chế bởi môi trường địa lý và các yếu tố khác; tính khu vực của nó là rất rõ ràng.
Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) không bị hạn chế về địa lý, dễ bảo quản; nhược điểm là chi phí hóa lỏng và vận chuyển cao, phải có tàu vận chuyển và phương tiện tiếp nhận đặc biệt.
Qatar có mỏ khí đốt ngoài khơi lớn nhất thế giới, sản lượng LNG hiện tại là 77 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 22% tổng sản lượng LNG toàn thế giới. Sản lượng xuất khẩu của nước này từ lâu đã thuộc top đầu trên thế giới.
Theo dữ liệu năm 2021, Australia, Qatar và Mỹ là ba nước xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 60% lượng LNG xuất khẩu toàn cầu.
Mỏ khí đốt ngoài khơi Qatar. Ảnh: Sohu
Qatar đã công bố một kế hoạch đầy tham vọng nhằm tăng sản lượng khí đốt vào năm ngoái, nhằm mở rộng công suất lên 110 triệu tấn/năm vào năm 2025 và 126 triệu tấn/năm vào năm 2027, tăng 64% so với công suất hiện tại.
Theo "Triển vọng khí đốt toàn cầu 2050" do Diễn đàn Các nước xuất khẩu khí đốt công bố mới đây, Qatar sẽ trở thành quốc gia đóng góp lớn nhất vào sự gia tăng sản lượng khí thiên nhiên toàn cầu trong 30 năm tới. So với các quốc gia sản xuất LNG khác, Qatar có tiềm năng lớn để cung cấp LNG đến các thị trường châu Á và châu Âu với chi phí thấp hơn.
Ngày 24/2, Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Điều này đã gây ra những biến động mạnh trên thị trường năng lượng quốc tế. Đặc biệt, châu Âu – khu vực phụ thuộc nhiều vào Nga trong lĩnh vực năng lượng - vốn đã thiếu năng lượng lại càng "hụt hơi" trong cuộc khủng hoảng địa chính trị.
Nhiều quốc gia coi Qatar là "ngọn cỏ cứu mạng" nhằm thay thế nguồn năng lượng của Nga. Đây là lý do chủ yếu khiến các chính khách Anh, Đức, Áo và nhiều nước khác liên tiếp đến thăm Qatar.
Qatar có thể "cứu" châu Âu?
Trong một thời gian dài, các nước châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhập khẩu khí thiên nhiên từ Nga. Năm 2021, gần 40% tổng lượng tiêu thụ khí thiên nhiên và 45% lượng nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) đến từ Nga.
Tại Phần Lan và Latvia, lượng nhập khẩu khí thiên nhiên từ Nga chiếm hơn 90%. Bulgaria nhập khẩu gần 80% lượng khí thiên nhiên từ Nga. Đức, Ý và Ba Lan cũng dựa vào khí thiên nhiên của Nga với hơn 40% lượng nhập khẩu.
Trong khi đó, xuất khẩu khí thiên nhiên của Qatar chủ yếu tập trung tại châu Á, với 75% sản lượng được bán cho các nước châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc, và chỉ khoảng 5% được cung cấp cho châu Âu. Hơn nữa, phần lớn sản lượng khí thiên nhiên của Qatar đều ký hợp đồng mua bán dài hạn từ 10 đến 25 năm, và có rất ít sản lượng phục vụ nhu cầu tức thời.
Cơ sở LNG của Qatar. Ảnh: Sohu
Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad Al-Kaabi gần đây cho biết, sản lượng khí thiên nhiên hiện tại của Qatar đã ở mức tối đa. Nước này đã "nỗ lực hết sức" để cung cấp khí thiên nhiên cho các khách hàng hiện tại. Ngay cả khi đàm phán với khách hàng, Qatar cũng chỉ có thể xuất khẩu tối đa 10% đến 15% sản lượng sang châu Âu, và khả năng "bổ sung khí đốt" cho châu Âu là có hạn.
Ông Saad Al-Kaabi chỉ ra rằng, an ninh năng lượng ở châu Âu đòi hỏi nỗ lực chung của tất cả các bên, không quốc gia nào có thể "một mình cứu cả châu Âu"; và Qatar cũng không có đủ năng lực sản xuất để thay thế Nga cung cấp khí thiên nhiên cho châu Âu.
Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad Al-Kaabi cho biết khả năng "cung cấp khí đốt" của Qatar cho châu Âu là hạn chế. Ảnh: Sohu
Trên thực tế, sau khi tình hình căng thẳng tại Ukraine leo thang, Qatar đã không theo Mỹ để áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga, mà áp dụng một thái độ tương đối trung lập và duy trì các kênh liên lạc với cả Nga và Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gần đây đã gọi điện cho Quốc vương Qatar hai lần và Đặc phái viên của Tổng thống Ukraine Bektem Rustam cũng đã đến thăm Qatar vào ngày 10/3. Qatar luôn kêu gọi tất cả các bên liên quan đến vấn đề Ukraine giải quyết những bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình và ngoại giao, đồng thời không thực hiện các hành động làm trầm trọng thêm tình hình.
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Qatar Sheikh Mohammed Bin Abdulrahman Al-Thani cũng đã sang thăm Nga trong hai ngày 13 và 14/3 và gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Qatar một lần nữa kêu gọi tất cả các bên kiềm chế và giải quyết các tranh chấp thông qua các kênh đối thoại và ngoại giao mang tính xây dựng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025