Quốc tế

Kinh ngạc với hệ thống "Trường thành dưới lòng đất" của Quân đội Trung Quốc

DNVN - "Trường thành dưới lòng đất" là hệ thống công trình quân sự khổng lồ, căn cứ lưu trữ tên lửa hạt nhân của lực lượng "Pháo binh số 2" Quân đội Trung Quốc.

Clip: Thăm lữ đoàn tăng T-90S của quốc gia mua cùng đợt với Việt Nam / Pháo phản lực Trung Quốc bắn xa 150km với độ chính xác 100%

Kênh truyền hình Trung Quốc CCTV7 gần đây đã công bố một vài thông tin ít ỏi về hệ thống công trình ngầm đặc biệt của lực lượng tên lửa chiến lược nằm rải rác khắp lãnh thổ rộng lớn của nước này.

Qua hàng chục năm, các thế hệ cán bộ, kỹ sư công binh công trình của Trung Quốc đã cần mẫn xây dựng nên hàng ngàn km công trình ngầm nằm sâu trong lòng đất, cung cấp căn cứ trú ẩn tin cậy cho Quân chủng Pháo binh số 2 (Nhị pháo - Tên lửa chiến lược).

Vạn lý trường thành trong lòng đất là hệ thống công trình có quy mô cực lớn

Vạn lý trường thành trong lòng đất là hệ thống công trình có quy mô cực lớn

Trung Quốc tuyên bố rằng họ thực thi chính sách "Không sử dụng vũ khí hạt nhân trước", do vậy cần phải bảo toàn được lực lượng trước cuộc tập kích hạt nhân bất ngờ từ phía đối phương (bao gồm cả Liên Xô và Mỹ).

Chính vì vậy, việc gây dựng các căn cứ thật vững chắc, đủ đảm bảo an toàn cho cuộc phản công diễn ra sau đó là một trong những ưu tiên hàng đầu, được thực hiện ngay lập tức sau khi thành lập Nhị pháo.

Hệ thống công trình ngầm này nằm sâu trong những ngọn núi đá granit vững chắc

Hệ thống công trình ngầm này nằm sâu trong những ngọn núi đá granit vững chắc

 

Tiêu chuẩn đầu tiên để lựa chọn địa điểm xây dựng đó là những dãy núi đá Granit có độ cứng rất lớn, mang lại lớp bảo vệ tự nhiên an toàn trước đòn tấn công trực diện của vũ khí hạt nhân chiến lược. Dĩ nhiên, quá trình khoét núi thi công sẽ đòi hỏi rất nhiều công sức và chi phí.

Chưa dừng lại đó, trần hầm ngầm còn được đổ lớp bê tông cốt thép mác cao có độ dày tới vài mét. Sự kết hợp giữa đá Granit cùng bê tông cường độ cao đủ khiến giới chức quân đội yên tâm khi phải đối diện một cuộc tấn công hạt nhân.

Quá trình mô phỏng đương lượng nổ của vũ khí hạt nhân đối phương được các siêu máy tính Trung Quốc tính toán để cho ra kết quả chính xác về độ dày, lớp lót chống phóng xạ, loại vật liệu cần thiết...

Trần hầm ngầm được gia cường bằng một lớp bê tông cốt thép rất dày

Trần hầm ngầm được gia cường bằng một lớp bê tông cốt thép rất dày

 

Thậm chí để thuận tiện cho việc triển khai tên lửa nhằm đánh trả đối phương, các hầm ngầm còn được yêu cầu phải có kích thước phù hợp cho những loại phi đạn hạt nhân đồ sộ nhất của nước này.

Do các loại tên lửa vượt đại dương áp dụng công nghệ cũ đồ sộ hơn rất nhiều so với tên lửa động nhiên liệu rắn hiện tại cho nên hệ thống công trình ngầm sẽ không bị lạc hậu trong tương lai xa.

Tên lửa hạt nhân của Trung Quốc có thể triển khai một cách dễ dàng ngay từ trong lòng đất

Tên lửa hạt nhân của Trung Quốc có thể triển khai một cách dễ dàng ngay từ trong lòng đất

 

Trong thời bình, hệ thống hầm ngầm trên là nơi lưu trữ tên lửa hạt nhân, còn trong thời chiến đây sẽ là đầu não chỉ huy của Quân đội Trung Quốc. Các ý kiến đều cho rằng phần lớn "Vạn lý trường thành trong lòng đất" nằm ở cao nguyên Tân Cương và Tây Tạng.

Rõ ràng với điểm tựa trên, gần như không thể đánh gục tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc trong một cuộc chiến chớp nhoáng, đủ sức làm chùn tay mọi đối thủ kể cả đó là Nga hay Mỹ. Đây chính là "át chủ bài" của Quân đội Trung Quốc trong trường hợp chiến tranh hạt nhân nổ ra.

Vũ khí - khí tài
Phong Vũ (Theo Sina)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm