Quốc tế

Kinh tế châu Âu lội ngược dòng ngoạn mục

Kinh tế châu Âu đã chứng kiến một cuộc “lội ngược dòng” ngoạn mục trong năm 2022. Năm 2023, triển vọng và thách thức của kinh tế châu Âu sẽ như thế nào?

Citigroup lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2023 / Nhật Bản lần đầu thâm hụt thương mại hàng điện tử

Kinh tế châu Âu khởi sắc

Ngày 24/2 đánh dấu thời điểm tròn 1 năm Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine - một cuộc xung đột đã tạo ra nhiều biến động với kinh tế toàn cầu, mà trong đó châu Âu là một trong khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Một trong những khó khăn chính với châu lục này chính là cơn bão giá cả xuất phát từ việc các nguồn cung năng lượng và hàng hóa gặp gián đoạn. Tiêu biểu là dầu Brent và khí đốt - hai mặt hàng năng lượng chủ lực đều đã chạm mức cao kỷ lục trong năm 2022. Bên cạnh còn đó là lúa mỳ, dầu ăn hay phân bón…

Nhiều dự báo thời điểm đó tỏ ra khá bi quan rằng, kinh tế Liên minh châu Âu khó có thể tránh được suy thoái trong giai đoạn cuối năm 2022 và kéo sang năm nay.

Tuy nhiên, bước sang năm 2023, các số liệu lại cho thấy kết quả trái ngược khi kinh tế EU tăng trưởng 3,5%, cao hơn cả Mỹ và Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp cũng ở mức thấp kỷ lục. Lạm phát hiện vẫn còn cao, nhưng cũng đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp.

Kinh tế châu Âu lội ngược dòng ngoạn mục - Ảnh 1.

Kinh tế châu Âu phục hồi nhanh hơn dự kiến. Ảnh minh họa - Telegraph.

Tại sao kinh tế châu Âu tránh được suy thoái

Có thể nói là châu Âu đã chứng kiến một cuộc lội ngược dòng ngoạn mục trong năm 2022. Vậy làm thế nào mà kinh tế châu Âu tránh được suy thoái trong năm 2022 như những dự báo trước đó?

Châu Âu đã thiệt hại gần 1.000 tỷ USD do giá năng lượng tăng vọt, nhất là sau khi cuộcxung đột Nga - Ukrainebùng nổ. Chính phủ các nước thành viên đã phải bỏ ra hơn 700 tỷ USD để hỗ trợ các công ty và người tiêu dùng song song với nỗ lực loại bỏ phụ thuộc vào nguồn cung khí tự nhiên từ Nga.

Việc đa dạng hóa nguồn cung năng lượng (như tăng nhập khẩu khí hoá lỏng, phát triển ồ ạt các dự án năng lượng tái tạo, kéo dài hoạt động của các nhà máy điện nguyên tử…) và chính sách tiết kiệm năng lượng cùng thời tiết mùa thu ấm áp, mùa đông ôn hoà, không chỉ giúp châu Âu giảm tiêu thụ khí đốt, mà dự trữ khí đốt của các nước châu Âu năm 2022 cao hơn mức trung bình theo mùa của những năm trước.

Giá khí đốt trung bình tại các nước châu Âu ghi nhận mức 55 Euro/MWh, chỉ bằng khoảng 1/7 mức kỷ lục hồi tháng 8/2022, thấp hơn cả mức trước khi chiến sự Nga - Ukraine bùng nổ.

 

Một trong những yếu tố chính giúp châu Âu tránh được kịch bản đình trệ kinh tế năm vừa rồi đến từ việc đa dạng nguồn cung năng lượng.

Kinh tế châu Âu lội ngược dòng ngoạn mục - Ảnh 2.

Một trong những yếu tố chính giúp châu Âu tránh được kịch bản đình trệ kinh tế năm vừa rồi đến từ việc đa dạng nguồn cung năng lượng. Ảnh minh họa.

Hôm 5/12, EU chính thức cấm nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển và 3 tháng sau là lệnh cấm tương tự với sản phẩm tinh chế. Căng thẳng giữa hai bên về vấn đề Ukraine cũng làm giảm mạnh dòng khí đốt từ Nga sang châu Âu. EU đứng trước bài toán phải thay thế được nguồn cung năng lượng từng là chủ lực của khối.

Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck nói: "Việc Nga giảm nguồn cung khi đốt là tín hiệu để chúng ta đẩy mạnh tối đa tiến trình giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga nói riêng và năng lượng hóa thạch nói chung".

Năm 2022, Na Uy đã trở thành nhà xuất khẩu khí đốt bằng đường ống lớn nhất cho "đầu tàu" EU là Đức. EU cũng đẩy mạnh nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng LNG, trong đó sản lượng từ Mỹ ước tính lên tới 55 tỷ m3, đồng thời ký hợp đồng cung cấp mới với các đối tác châu Phí hay Qatar.

 

Năm ngoái cũng chứng kiến sản lượng điện gió và điện mặt trời của châu Âu tăng kỷ lục và việc chuyển đổi sang năng lượng xanh ước tính đã giúp EU tiết kiệm hơn 11 tỷ Euro chi phí khí đốt.

Triển vọng và thách thức của kinh tế châu Âu trong năm 2023

Tăng trưởng GDP của châu Âu năm 2023 được dự báo cao hơn, lạm phát giảm, giúp ngân hàng trung ương các nước thành viên có thể nới lỏng các biện pháp thắt chặt tiền tệ.

So với cùng kỳ năm ngoái, giá đồng Euro không chỉ phục hồi so với đồng USD, mà còn tăng khá mạnh so với đồng Bảng Anh. Kinh tế châu Âu có thể có một vị thế tốt hơn trong năm 2023 so với lo ngại trước đây, song chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn.

Thách thức với nền kinh tế châu Âu năm nay là bất ổn của thị trường năng lượng còn diễn biến phức tạp, giá năng lượng tại châu Âu có thể tăng do nhu cầu khí đốt của Trung Quốc tăng trở lại khi nước này tái mở cửa nền kinh tế. Điều này có thể đẩy chỉ số lạm phát ở các nước châu Âu tăng cao trở lại. Áp lực giá cả với người tiêu dùng châu Âu có thể lan rộng trong năm 2024 do chính sách tăng tiền lương của các nước châu Âu.

 

Đi qua năm đầu cuộc xung đột Nga - Ukraine, kinh tế châu Âu đã có thể thở phào, tuy nhiên phần còn lại 2023 vẫn đầy thách thức, khi lạm phát và bài toán năng lượng vẫn chưa thể giải quyết hoàn toàn, đòi hỏi sự linh hoạt và kiên trì từ giới chức cũng như người dân châu Âu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm