Lai lịch chiếc xe tăng đầu tiên lăn bánh ở Hà Nội
Không phải M24 Chaffe duyệt binh năm 1954 hay là T-34-85 sau này, hóa ra chiếc xe tăng được xem là tạo ra cách mạng trong thiết kế “rùa thép” mới chính là loại xe tăng đầu tiên lăn bánh ở Hà Nội.
Su-30SM Nga khác gì Su-30MK2 Việt Nam? / Mỹ “bật đèn xanh” bán vũ khí, Trung Quốc điều tiêm kích áp sát Đài Loan
Mới đây, một trang mạng blog của Nga đã đăng tải bộ ảnh quý giá về căn cứ Sở chỉ huy Pháo binh Pháp tại Hà Nội năm 1929 trong đó “ghi lại” hình ảnh hiếm có về những chiếc xe tăng “kỳ quái”. Đây có thể được xem là loại xe tăng đầu tiên lăn bánh ở Hà Nội. Còn nếu nói về loại xe tăng đầu tiên duyệt binh trong đội hình QĐND Việt Nam thì nó thuộc về M24 Chaffe - chiến lợi phẩm sau chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Nguồn ảnh: 477768
Còn chiếc xe tăng mà thực dân Pháp đem tới Hà Nội năm 1929 là mẫu Renault FT (hay còn gọi là FT-17 hoặc FT17) - là một trong những dòng xe tăng "huyền thoại" của nước Pháp. Ảnh: Renault FT huấn luyện vượt chướng ngại vật ngay trong khuôn viên hoàng thành Hà Nội năm 1929. Nguồn ảnh: 477768
Ngoài Renault FT, thời kỳ này, Pháp đã đưa tới Hà Nội một loạt loại vũ khí mới bao gồm cả xe ô tô bọc thép, lựu pháo cùng xe kéo pháo bánh xích, súng cối…Nguồn ảnh: 477768
Đoàn xe bọc thép của thực dân Pháp gây sự chú ý với người dân đồng bằng Bắc Bộ thập niên 1920. Nguồn ảnh: 477768
Trở lại với lai lịch của Renault FT, dòng xe tăng hạng nhẹ này do hãng Renault thiết kế năm 1916 giữa lúc cuộc đại chiến thế giới lần 1 đang hết sức khốc liệt, và sau đó sản xuất liên tục nhiều năm với số lượng đến 3.000 chiếc. Nguồn ảnh: 477768
Renault FT được coi là thiết kế tăng có ảnh hưởng và mang tính cách mạng nhất trong lịch sử. Cách mạng ở đây là việc nó có cấu trúc đặt nền móng cho sự phát triển của hầu hết các dòng tăng sau nay và cho tới tận hôm nay, gồm cả mẫu tăng mới nhất T-14 Armata. Nguồn ảnh: 477768
Theo đó, chiếc xe tăng được kết cấu với tháp pháo nằm trên (thay vì hai bên hông như tăng Anh thời CTTG 1); động cơ nằm phía sau; người lái ngồi trước. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đặc biệt, phần tháp pháo của xe tăng quay tự do 360 độ thay vì hạn chế góc quay trên các loại tăng Anh thời thế chiến. Tháp pháo này lắp khẩu 37mm Puteaux SA 1918 đạt tốc độ bắn 15 phát/phút, sơ tốc đạn APCR 600m/s. Nguồn ảnh: Wikipedia
Phía sau tháp pháo có cửa lớn để xạ thủ chui ra chui vào, trong ảnh có thể thấy rõ giá treo đạn 37mm, bộ phận nạp đạn, không gian chiếc xe tăng “cách mạng” này nhìn chung là vừa đủ dùng. Nguồn ảnh: Wikipedia
Kíp lái xe tăng chỉ có 2 người gồm lái xe và pháo thủ ngồi trong "bộ áo giáp" dày từ 8-22mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Renault FT có trọng lượng 6,5 tấn, dài 5m, rộng 1,74m, cao 2,14m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nó được lắp động cơ xăng 39hp cùng bộ xích và bánh chịu nặng nằm hai bên với cơ cấu khá phức tạp. Nó có thể di chuyển với tốc độ tối đa 20km/h - nhanh vào thời điểm bấy giờ, tầm hoạt động chỉ 65km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tuy là mẫu xe tăng "cách mạng", nhưng Renault FT nhìn chung chỉ đem lại cho người ta cảm hứng về thiết kế còn nếu nói về tính năng tác chiến thì nó được coi là quá yếu. Khẩu pháo 37mm hoặc đại liên 7,92mm chỉ phù hợp chống bộ binh, nhưng không thể bắn công sự kiên cố và không thể đấu tăng. Rất may, CTTG 1 không có nhiều xe tăng, cuộc chiến vẫn như kiểu dàn quân hai bên xung phong nên Renault FT phát huy tốt khả năng của năng. Nguồn ảnh: 477768
Sau CTTG 1, Renault FT nhanh chóng được xuất khẩu đi tới nhiều quốc gia trên thế giới gồm cả nước Mỹ. Nó giành được vô số thẳng lợi vẻ vang cho tới khi cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra. Với đạo quân Renault FT "lạc hậu", Pháp chẳng thể làm gì trước phát xít Đức được cơ giới hóa tối tân và dẫn tới việc họ bại trận "trong vòng một nốt nhạc". Nguồn ảnh: 477768
Trở lại Việt Nam, Renault FT đã được quân đội Pháp sử dụng trong trận chiến phòng thủ thành Huế khi phát xít Nhật tiến vào Đông Dương. Sau CTTG 2, Renault FT thậm chí còn xuất hiện trong chiến tranh Ả Rập - Israel năm 1948, rồi cuộc chiến ở Afghanistan những năm 1980 trước khi biến mất hoàn toàn. Nguồn ảnh: 477768
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo