Su-30SM Nga khác gì Su-30MK2 Việt Nam?
Nhìn chung các máy bay Su-30SM của Nga được đánh giá là mạnh hơn về một số mặt như radar, động cơ so với tiêm kích Su-30MK2 mà Moscow xuất khẩu cho Việt Nam.
Cùng lính xe tăng Việt Nam khám phá bên trong T-55 / Kinh hãi bộ ba súng phóng lựu 'đánh Đông, dẹp Bắc' của Nga
>> DÒNG BÀI HOT: VŨ KHÍ - KHÍ TÀI
Dự kiến, trong ngày hôm nay (21/3), phi đội “Hiệp sĩ Nga” (Không quân Nga) sẽ ghé thăm Nội Bài (Hà Nội) trong hành trình di chuyển sang Malaysia tham gia triển lãm hàng không thường niên Kuala Lumpur 2019. Đáng chú ý, “Hiệp sĩ Nga” được trang bị các máy bay chiến đấu Su-30SM hiện đại và đây sẽ là lần đầu tiên dòng máy bay này ghé thăm Việt Nam. Nguồn ảnh: Airliners.net
>> Xem thêm: Bầu cử Tổng thống Ukraine: Dự báo ứng cử viên Vladimir Zelensky chiến thắng tại vòng 1
Nhắc tới chữ “Su-30”, chắc chắn nhiều người sẽ nhận ra ngay đây vốn là chiếc máy bay cùng dòng họ với Su-30MK2 của Không quân Việt Nam. Thật vậy, chúng vốn là “anh em với nhau”, trong đó Su-30MK2 mà Sukhoi xuất khẩu cho Việt Nam ra đời trước, còn Su-30SM ra đời sau đó ít lâu. Và có lẽ cũng sẽ có nhiều người sẽ tự hỏi liệu những chiếc Su-30SM của Nga có gì khác biệt so với Su-30MK2 Việt Nam? Nguồn ảnh: Airliners.net
Nhìn bề ngoài, Su-30SM của Nga trông không quá nhiều khác biệt so với Su-30MK2 của Việt Nam. Điểm khác ở đây là cặp cánh mũi - “Thứ này” góp phần đáng kể tăng khả năng cơ động máy bay, nhưng đòi hỏi phần mềm điều khiển máy bay phức tạp hơn nhiều. Nguồn ảnh: Airliners.net
Hệ thống điện tử của máy bay Su-30SM cũng hiện đại hơn hẳn không chỉ so với Su-30MK2 của Việt Nam mà cả Trung Quốc hay là Indonesia, Venezuela. Nguồn ảnh: Pinterest
Loại radar của Su-30SM cũng rất mạnh - N011M Bars có tầm trinh sát tìm kiếm mục tiêu đến 400km, theo dõi 200km hoặc 60km bán cầu sau trong chế độ không đối không; phát hiện mục tiêu nhóm xe tăng cách 40-50km; mục tiêu tàu khu trục cách 80-120km; có thể theo dõi đồng thời 15 mục tiêu và dẫn tên lửa hạ tới 4 trong số đó cùng một lúc. Nguồn ảnh: English Russia
“Mắt thần” của Su-30MK2 Việt Nam thì không rõ, nhưng có lẽ sẽ không thể mạnh bằng radar mạng pha Bars. Nguồn ảnh: Báo PK-KQ
Về động cơ, Su-30SM sử dụng cặp động cơ turbofan AL-31FP có kiểm soát véc tơ lực đẩy, vòi phun động cơ có thể điều chỉnh ± 16° theo chiều dọc và ± 15 theo hai hướng tăng đáng kể khả năng cơ động. Nguồn ảnh: Airliners.net
Su-30MK2 của Việt Nam thì dĩ nhiên không có AL-31FP, chúng ta chỉ có AL-31F không có kiểm soát véc tơ lực đẩy. Dẫu vậy, tốc độ tối đa, tốc độ leo cao hay một số tính năng bay khác của Su-30MK2 thì vẫn rất tốt. Như đã biết, máy bay đạt tốc độ cực đại Mach 2 tức 2.120km/h, tầm bay 3.000km, vận tốc leo cao 230m/s. Nguồn ảnh: Báo PK-KQ
Về tải trọng vũ khí, Su-30SM và Su-30MK2 cùng mang được 8 tấn với 12 điểm treo trên cánh và thân cho phép triển khai đa dạng các loại bom, tên lửa, rocket làm nhiệm vụ không đối không, không đối đất và cả không đối hải. Nguồn ảnh: Jetphotos.net
Cơ bản, Su-30SM mang được thứ gì thì Su-30MK2 mang được thứ đó từ tên lửa không đối không R-27/73/77 tới tên lửa không đối đất Kh-29/59 hay tên lửa chống hạm Kh-31A, bom có điều khiển KAB-500/1500.
Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, Su-30SM có thể sẽ có khả năng triển khai các tên lửa hành trình chống hạm siêu âm Oniks có tầm phóng đến 300km, tốc độ bay Mach 3. Đây sẽ là điểm khác biệt lớn với các máy bay Su-30MK2 xuất khẩu. Dẫu vậy, đến thời điểm này, dường như Su-30SM vẫn chưa có Oniks hay là Không quân Nga vẫn chưa đặt hàng Oniks. Nguồn ảnh: Airliners.net
Nói chung, Su-30SM hiện đại hơn Su-30MK2 ở một số điểm, tất nhiên như vậy không có nghĩa Su-30MK2 lạc hậu, thật ra đây vẫn được coi là một trong những loại máy bay tiêm kích thế hệ 4 hàng đầu thế giới. Và chúng vẫn làm tốt tất cả mọi nhiệm vụ yêu cầu cao nhất của KQND Việt Nam. Hiện nay, Su-30MK2 vẫn được sản xuất và xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Airliners.net
Còn Su-30SM, chúng hiện đại hơn bởi đơn giản yêu cầu của Không quân Nga chắc chắn cao hơn khi họ phải bảo vệ không phận cực lớn trải rộng từ Á sang Âu. Và có một điều cũng cần biết rằng, theo “truyền thống xưa tới nay” vũ khí nội địa bao giờ cũng tốt hơn vũ khí xuất khẩu. Không có mấy quốc gia bán vũ khí mà chấp nhận làm hàng xuất khẩu tốt hơn nội địa, luôn có rút gọn hay cắt giảm “cái này cái kia”. Nguồn ảnh: Airliners.net
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo