Lật lại sự thật về vụ 19 máy bay Nga bị rơi ở Syria
Ukraine ‘cải lão hoàn đồng’ xe tăng T-64BV, đối đầu chiến xa Nga / Chuyên gia Nga: Cáo buộc Tổng thống Maduro buôn ma túy là thất bại của Mỹ
Theo bài viết trên trang web của Tạp chí Mỹ “Lợi ích Dân tộc” (National Interest - NI), Lực lượng hàng không Vũ trụ (VKS) và Hàng không Hải quân Nga bị tổn thất nhiều máy bay thể hiện sự thiếu kinh nghiệm trong các hoạt động tác chiến viễn chinh và các vấn đề về độ tin cậy kỹ thuật.
Chỉ hai tháng sau khi Lực lượng hàng không vũ trụ Nga được thành lập bằng cách sáp nhập lực lượng không quân chiến thuật và phòng không, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố triển khai hàng chục máy bay chiến đấu tới Syria theo yêu cầu hỗ trợ chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS), của chính quyền Bashar al-Assad.
Năm năm không ngừng oanh tạc đã làm đảo lộn cục diện của cuộc chiến tranh khi lực lượng trung thành với ông Assad đã đảo ngược tình thế, giành lại nhiều vùng lãnh thổ của đất nước, phá tan các thành trì lớn của phiến quân ở cả phía nam và phía bắc Syria.
Tuy nhiên, chiến dịch trên không đã tiêu tốn của quân đội Nga ít nhất mười chín máy bay có người lái (gồm mười một máy bay trực thăng và tám máy bay chiến đấu cánh cố định) từ giữa năm 2015 đến 2018, dẫn đến cái chết của hai mươi ba phi hành đoàn và ba mươi bảy nhân viên quân sự khác.
Để so sánh, giữa năm 2014 và 2020, quân đội Hoa Kỳ đã mất hai máy bay trong các hoạt động chống khủng bố IS ở Syria, bao gồm một máy bay phản lực F-16 vào năm 2014 do một tai nạn ngay sau khi cất cánh và một máy bay trực thăng cánh quạt nghiêng V-22 Osprey trong một cuộc hạ cánh cứng vào năm 2017 .
Bài viết này sẽ xem xét nguyên nhân của từng trường hợp gây ra tổn thất hàng không của Nga, dựa trên các bài viết “Trò chơi xì phé Moscow: Sự can thiệp quân sự của Nga ở Syria” (Moscow’s Game of Poker: Russian Military Intervention in Syria) của tác giả Tom Cooper và “Chiến dịch quân sự của Nga ở Syria” của Anton Lavrov và những thông tin bổ sung khác của các phương tiện truyền thông thế giới.
Nga bắt đầu chiến dịch không kích khủng bố IS ở Syria từ ngày 30/9/2015 |
Su-24M bị bắn rơi trong không chiến
Trong các hoạt động đầu tiên ném bom phiến quân Turkmen, các máy bay phản lực Nga thường xuyên áp sát không phận Thổ Nhĩ Kỳ ở phía tây bắc Syria.
Vào ngày 24 tháng 11, Ankara cáo buộc một cặp máy bay tấn công Su-24M của Nga đã liên tục xâm phạm không phận nước này ở tỉnh Hatay và đã bỏ qua 10 cảnh báo liên tục của Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuối cùng, trong vụ xâm nhập sâu 1,36 dặm (2,19 km) kéo dài mười bảy giây trong không phận Thổ Nhĩ Kỳ, một chiếc F-16 của không quân nước này đã phóng một tên lửa dẫn đường bằng radar AIM-120 tấn công chiếc Su-24M tại độ cao 20.000 feet (khoảng 6km), ở khoảng cách từ 9-12 dặm (14,5 – 19,3km), khiến nó bị rơi gần núi Turkmen, trong lãnh thổ Syria.
Thiệt hại chủ yếu do phương tiện trên mặt đất
Ba giờ sau khi chiếc Su-24M bị bắn rơi, hai máy bay trực thăng Mi-8AMTsh “Hip” - một chiếc trực thăng vận tải cổ điển của Liên Xô được tăng cường thêm lớp giáp và vũ khí, đã bay tới thực thi nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn để tìm kiếm phi công còn sống sót.
Hỏa lực phòng không mặt đã đất tấn công một trong những chiếc Mi-8, giết chết một lính thủy đánh bộ Nga và buộc chiếc trực thăng phải hạ cánh cứng. Phi hành đoàn đã trốn thoát và chiếc trực thăng bỏ hoang đã bị phá hủy bởi một tên lửa chống tăng TOW của phiến quân.
Vào ngày 8 tháng 7 năm 2016, một chiếc máy bay trực thăng Mi-35M của Nga đang tấn công các vị trí của IS thì có một thứ gì đó nổ tung ở phần đuôi của nó, khiến chiếc Mi-35 quay cuồng rồi rơi xuống đất. Trước tiên, Moscow phủ nhận điều này, sau đó khẳng định một chiếc Mi-24 của Syria đã trở thành nạn nhân, rồi cuối cùng mới thừa nhận mất mát.
Bốn tháng sau, một chiếc Mi-35M đã hạ cánh bắt buộc sau khi bị hỏa lực mặt đất tấn công. Một chiếc trực thăng Mi-8 Hip đã hạ cánh để giải cứu phi hành đoàn dưới lửa. Chỉ vài giây sau khi Mi-8 bắt đầu cất cánh, một vụ nổ bất ngờ dưới mặt đất đã tiêu diệt các tay súng phiến quân, mặc dù chiếc Mi-8 đã bay đi.
Một chiếc Mi-8AMTsh khác đã bị bắn rơi vào ngày 1 tháng 8 năm 2016, khi đang trên hành trình bay trở về sau phi vụ tiếp tế cho hai thị trấn bị phiến quân bao vây. Cả năm người trên máy bay đều thiệt mạng.
Trực thăng Mi-8AMTsh củaNga bị bắn rơi ở Syria hôm 01/08/2016 |
Đầu tháng 2 năm 2018, các máy bay tấn công mặt đất bọc thép Su-25 Frogfoot của Nga đã sà xuống độ cao thấp để tấn công một đoàn xe của phiến quân chạy trốn khỏi phía đông Aleppo, bằng tên lửa không điều khiển.
Đầu tiên, một chiếc Su-25 bị hư hại do hỏa lực từ một chiếc xe bán tải được hoán cải để lắp súng máy. Sau đó, vào ngày 3 tháng 2, một tên lửa vác vai Igla đã bắn trúng một chiếc Su-25SM khác, khiến động cơ bên trái của nó bốc cháy. Phi công đã phóng ghế dù thành công, nhưng sau đó tự sát bằng lựu đạn để tránh bị bắt.
Một hệ thống MANPADS của phiến quân cũng được cho là đã bắn hạ một chiếc trực thăng tấn công Ka-52 Alligator tiên tiến nhất của Nga vào ngày 7 tháng 5 năm 2018, khiến cả hai phi công đều thiệt mạng.
Thiệt hại do bị Syria bắn nhầm
Sau một cuộc không kích của Israel vào ngày 17 tháng 9 năm 2018, một hệ thống S-200 Angara của phòng không Syria đã phóng một tên lửa vào máy bay tình báo tín hiệu Il-20M của Nga bay qua Địa Trung Hải, quả tên lửa V880 đã giết chết tất cả mười lăm phi hành đoàn.
Moscow cáo buộc các máy bay F-16 của Israel cố tình sử dụng Il-20 như một lá chắn để tấn công vào các mục tiêu ở Syria, khiến lực lượng phòng không nước này bị nhầm lẫn và tuyên bố sẽ chuyển các hệ thống tên lửa S-300 cho Syria với khả năng phân biệt mục tiêu được cải thiện.
Va chạm rơi xuống đất
Vào ngày 12 tháng 4 năm 2016, một chiếc trực thăng Mi-28N “Night Hunter”, được thiết kế để hoạt động vào ban đêm – đã bị rơi xuống đất chính vào ban đêm, giết chết chỉ huy của trung đoàn trực thăng số 55 và một số sĩ quan tùy tùng.
Tiếp theo, vào ngày 31 tháng 12 năm 2017, một chiếc Mi-35M của Nga đã đâm vào các đường dây điện cao thế trong khi hộ tống một đoàn xe, khiến hai trong số ba người trên máy bay thiệt mạng.
Cả hai máy bay trực thăng bị rơi vì các sự cố này đều có thiết kế hiện đại, được cho là nòng cốt của lực lượng trực thăng Nga.
Đường bay của chiếc Su-24M Nga bị F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi hồi tháng 11 năm 2015 |
Tai nạn vì chim
Vào ngày 3 tháng 5 năm 2018, một máy bay chiến đấu phản lực tấn công hai chỗ ngồi Sukhoi Su-30SM vừa cất cánh từ căn cứ không quân Hmeymim thuộc tỉnh Latakia thì đột ngột lao xuống biển Địa Trung Hải, ngoài khơi bờ biển thành phố Jableh, giết chết cả hai phi công.
Sau khi điều tra nguyên nhân vụ việc, Bộ Quốc phòng Nga báo cáo tàu Sukhoi đã trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công chim.
Sự cố khi cất cánh và hạ cánh
Theo Bộ Quốc phòng Nga, vào tháng 10 năm 2017, một máy bay phản lực tấn công Su-24M đã gặp phải lỗi kỹ thuật và lao ra khỏi đường băng trong quá trình cất cánh tại sân bay Hmeymim. Máy bay nổ tan tành, giết chết cả phi hành đoàn trước khi họ có thể phóng ra.
Sau đó vào tháng 4 năm 2018, một chiếc máy bay vận tải An-26 đang trên hạ độ cao để hạ cánh tại Hmeimim thì gặp gió lớn làm cho nó xoay sang một bên và nhanh chóng mất độ cao.
Chiếc máy bay vận tải đâm sầm xuống mặt đất cách đường băng 500m, giết chết tất cả ba mươi ba hành khách và sáu phi hành đoàn, trở thành sự mất mát nặng nề nhất của quân đội Nga ở Syria.
Lỗi hạ cánh trên tàu sân bay
Vào ngày 16 tháng 10 năm 2016, tuần dương hạm mang máy bay “Đô đốc Kuznetsov”, thường được coi là tàu sân bay duy nhất của Nga, đã lên đường tới Syria để thực hiện các hoạt động chiến đấu đầu tiên đối với một tàu sân bay của Liên Xô/Nga.
Mặc dù việc thực hiện các cuộc tấn công tương tự từ các căn cứ không quân ở Syria sẽ dễ dàng hơn, sự hiện diện của chiếc tàu mang các máy bay tiêm kích trên hạm Sukhoi Su-33 và Mikoyan MiG-29K, có ý nghĩa to lớn về mặt tuyên truyền và thử nghiệm chiến đấu.
Tuy nhiên, vào ngày 14 tháng 11 năm 2016, một máy bay chiến đấu MiG-29 KUB gần hết nhiên liệu đã lao xuống Địa Trung Hải, do không thể chờ các nhân viên trên boong sửa chữa lỗi cáp hãm đà. Một vài tuần sau đó, vào ngày 3 tháng 12, một máy bay phản lực Su-33 lớn hơn đã lao khỏi boong tàu sân bay và rơi xuống biển, vì một trong những cáp hãm đà đã bị đứt.
Máy bay Sukhoi Su-30SM của VKS rơi ngoài khơi Địa Trung Hải ngày 3 tháng 5 năm 2018 |
Vì những lỗi trên, các máy bay trên tàu Kuznetsov đã phải chuyển lên các căn cứ trên đất liền và tiến hành thêm hơn 450 phi vụ không kích nữa. Sau lần ra mắt thảm họa này, chiếc tàu sân bay của Nga đã phải trở về nước, bảo dưỡng, sửa chữa lớn, nhưng những trục trặc tiếp theo đã khiến nó còn rất lâu mới có thể tiến hành các nhiệm vụ chiến đấu.
Bị phá hủy trên mặt đất vì nguyên nhân khác
Vào ngày 14 tháng 5 năm 2017, một đám cháy đã bùng phát giữa các thùng đạn dược bằng gỗ tại căn cứ không quân T4 (Tiyas) ở gần Palmyra, tỉnh Homs ở miền trung Syria. Những cơn gió mạnh đã thổi bùng lên ngọn lửa nuốt chửng hai mươi xe tải chở đầy đạn dược, bốn máy bay trực thăng Nga và một máy bay đánh chặn MiG-25 của Không quân Syria.
Các nguồn tin của Nga không bao giờ công bố tổn thất, nhưng ảnh vệ tinh cho thấy những khung thép bị thiêu hủy của trực thăng. Vụ tai nạn được đổ lỗi bắt đầu từ một cuộc tấn công IS, những tác giả Tom Cooper cho rằng, đây thực sự là lỗi của nhân viên bảo trì Nga.
Ngoài ra, trong một vụ việc khác, căn cứ không quân Hmeymim bị trúng đạn súng cối vào đêm giao thừa năm 2017, giết chết hai quân nhân của VKS và làm hư hại tới mười máy bay, nhưng không phá hủy hoàn toàn bất cứ chiếc nào. Một cuộc tấn công tiếp theo vào Hmeymim bởi một máy bay không người lái do phiến quân vận hành đã bị đẩy lùi bởi lực lượng phòng không VKS.
Phần kết luận
Kết luận trong bài viết của NI cho biết, thiệt hại của máy bay VKS và Hàng không Hải quân Nga thể hiện sự thiếu kinh nghiệm trong các hoạt động viễn chinh và các vấn đề về độ tin cậy kỹ thuật.
Một số tổn thất chiến đấu có thể tránh được nếu VKS sở hữu vũ khí điều khiển chính xác và máy bay trinh sát không người lái, cho phép nhanh chóng xác định các mục tiêu và tấn công mục tiêu an toàn từ trên cao.
Tuy nhiên, những mất mát này là quá ít để ngăn VKS và hàng không hải quân Nga bay tốt hơn 39.000 phi vụ không kích tại Syria cho đến giữa năm 2018, làm thay đổi cục diện xung đột ở Syria, mang lại lợi thế lớn cho lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad.
End of content
Không có tin nào tiếp theo