Quốc tế

LCS ngốn thêm tiền dù bị coi là 'đống rác biết bơi'

Nhà thầu Northrop Grumman đã nhận được hợp đồng với Hải quân Mỹ phát triển hệ thống module chiến đấu SSMM cho chiến hạm tàng hình Littoral Combat Ship (LCS).

Tiêm kích Su-27 của Nga đột nhập không phận NATO, "ẩn mình" sau máy bay ném bom Mỹ / UAV của Iran vô hiệu hóa hệ thống phòng không, tàu Hải quân Mỹ rơi vào nguy hiểm

Theo Defence-blog, với bản hợp đồng có tổng trị giá lên tới 8 triệu USD này, Northrop Grumman sẽ phải cung cấp cho tàu LCS những module chống hạm tầm gần cho tàu LCS để tăng cường khả năng tồn tại khi xảy ra xung đột với đối thủ trên biển. Hiện không rõ thời điểm hoàn thành hợp đồng cũng như số lượng module được chuyển giao SSMM.

LCS ngon them tien du bi coi la 'dong rac biet boi'
Chiến hạm LCS thử nghiệm với SSMM.

"Khi mối đe dọa trên biển gia tăng, module SSMM trang bị Hellfire sẽ tăng uy lực chiến đấu cho tàu chiến của chúng ta. Để có thể tác chiến trên tàu LCS, tên lửa Hellfire đã được thiết kế với một số khác biệt so với phiên bản gắn trên trực thăng, UAV và xe chiến đấu trên mặt đất", một vị đại diện của Hải quân Mỹ nói.

Cùng với tên lửa Hellfire, chiến hạm LCS còn được trang bị pháo 30mm, những vũ khí này đều được thiết kế để đối phó với đội hình tập kích của các máy bay tấn công nhanh và tàu tốc độ cao của đối phương nhắm vào tàu chiến ven biển Mỹ.

Việc quyết định trang bị SSMM khiến những chiến hạm LCS của Hải quân Mỹ có thể tấn công và tiêu diệt lực lượng tàu đổ bộ cỡ nhỏ, xuồng cao tốc của đối phương từ khoảng cách lên tới gần 10km - một khoảng cách khá khiêm tốn với sự kỳ vọng của Hải quân Mỹ vào lớp chiến hạm này.

Mike Taylor, một thành viên thuộc chương trình tích hợp vũ khí cho tàu LCS tiết lộ, việc hải quân Mỹ phải dùng đến Hellfire chỉ là giải pháp tình thế sau khi nỗ lực tích hợp tên lửa chống hạm tầm xa Harpoon của Mỹ và tên lửa tàng hình của Na Uy lên tàu chiến LCS đã thất bại.

Trong một số cuộc thử nghiệm hồi năm 2016 và đầu năm 2017, chiến hạm LCS đã nhiều lần mất tín hiệu với tên lửa Harpoon Block IC ngay sau khi được phóng đi. "Tên lửa được phóng đi khỏi tàu theo đúng kế hoạch. Tên lửa trông có vẻ không gặp phải trục trặc gì về động cơ nhưng chúng tôi đã mất tín hiệu radar khi tên lửa bay ở tầm thấp", Mike Taylor cho biết.

 

Từ sau những cuộc thử nghiệm thất bại với Harpoon đến nay, thông tin về gói nâng cấp tàu chiến LCS với tên lửa chống hạm Harpoon không được Hải quân Mỹ nhắc đến mà thay vào đó là Hellfire - dòng tên lửa của Lục quân giờ phải kiêm thêm vai trò chống hạm.

Việc Hải quân Mỹ tiếp tục đổ tiền trang bị vũ khí cho tàu LCS khiến nhiều người bất ngờ bởi trước đó, giới quân sự và truyền thông nước này từng nhiều lần chỉ tích sự vô dụng của LCS, thậm chí tờ báo Mỹ Task & Purpose còn chế nhạo lớp tàu chiến này là "đống rác biết bơi" của Mỹ.

Sau khi lãng phí mất 16 năm và hàng tỷ USD, Hải quân Mỹ cũng buộc phải thừa nhận rằng, chương trình chế tạo tàu tác chiến ven bờ LCS dường như đã biến thành một "thất bại tuyệt đối" - bài báo cho biết.

Các tàu LCS hoàn toàn không phù hợp với các hoạt động quân sự, khi chúng dễ dàng bị các chiến hạm nhỏ hơn của các quốc gia thường thường bậc trung đánh đắm. Do đó, các tàu này mà chỉ đơn thuần là tuần tiễu và chống… buôn lậu, chống cướp biển.

Ban đầu tàu LCS được Hải quân Mỹ phát triển nhằm phục vụ nhu cầu thực hiện nhiệm vụ tại các vùng nước nông ven biển, ngăn chặn đối phương tiếp cận bờ biển. Chiến hạm LCS đầu tiên được biên chế vào lực lượng Hải quân Mỹ vào ngày 8/11/2008 là USS Freedom (LCS-1).

 

Theo quy định của hải quân Mỹ, các chiến hạm lớp Freedom được quy định đánh số lẻ (LCS-1, LCS-3, LCS-5…), còn tác tàu tác chiến ven bờ lớp Independence được đánh số chẵn (LCS-2, LCS-4, LCS-6…).

Sau khi các khinh hạm 4.000 tấn lớp Oliver Hazard Perry được cho nghỉ hưu toàn bộ, Hải quân Mỹ vẫn đang loay hoay trong việc tìm ra một lớp tàu chiến mới để hỗ trợ tàu khu trục Arleigh Burke và tàu tuần dương Ticonderoga trong biên đội tác chiến hỗn hợp.

Họ từng kỳ vọng rằng tàu chiến ven bờ LCS sẽ có thể đảm nhiệm vai trò trên, tuy nhiên do được thiết kế với mục đích khác đó là len lỏi vào sát bờ biển của đối phương tung đòn tập kích nên LCS tỏ ra không phù hợp khi triển khai ngoài đại dương, trong khi cũng chẳng có vũ khí nào hiệu dụng để tấn công vào bờ biển đối phương.

Khái niệm "Tàu tác chiến ven biển" của Mỹ không bó hẹp trong phạm vi bờ biển nước Mỹ mà là bờ biển thế giới. Do đó, mặc dù tàu tác chiến ven biển được Mỹ xếp vào loại loại tàu có kích thước tương đối nhỏ, nhưng nhỏ là so với Mỹ chứ chúng đã được xếp vào hàng chiến hạm tầm trung của các nước khác.

Và chương trình LCS bị coi là thất bại lớn nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ. Mặc dù vậy, chúng vẫn tiếp tục ngốn thêm tiền bằng những gói trang bị được cho là chỉ mang tính hình thức.

 

Bởi với tầm bắn dưới 10km của SSMM, chiến hạm đối phương chỉ cần dùng pháo hạm cũng đủ tiêu diệt được LCS trong khi tàu Mỹ vẫn chưa thể khai hỏa vì mục tiêu còn quá xa với nó.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm