Quốc tế

Liệu các nhà lãnh đạo phương Tây có chuẩn bị Thế chiến thứ ba?

Theo ông Jeremy Kuzmarov, tranh cãi ngày càng sâu sắc trong phương Tây về ám ảnh của cuộc chiến ủy nhiệm Ukraine đến mức họ loại trừ lo ngại trong nước.

Ukraine mở rộng chiến dịch tấn công Crimea bằng tên lửa tầm xa của Mỹ / Động thái mới của Mỹ giúp Ukraine đối phó lực lượng Nga gần Kharkov

Ông Jeremy Kuzmarov, Tổng biên tập tạp chí Covert Action cho biết, phương Tây phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng đang diễn ra về tính hợp pháp chính trị, với tỷ lệ tán thành giữa các nước G7 dao động từ 44% đối với Thủ tướng Ý Giorgia Meloni đến chỉ 20% đối với Thủ tướng Đức Olaf Scholz.

Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở Mỹ khi nước này bước vào một mùa bầu cử tổng thống khác với sự góp mặt của hai ứng cử viên của đảng lớn với tỷ lệ tán thành thấp.

Ba phần tư người Mỹ tin rằng đất nước đang đi sai hướng và các thể chế xã hội từ Quốc hội đến tòa án đều bị nhìn nhận với sự thiếu tin tưởng.

Tên lửa diệt ngầm phóng từ chiến hạm Drazki của Hải quân Bulgaria trong cuộc tập trận ở Biển Đen năm 2014.

Tên lửa diệt ngầm phóng từ chiến hạm Drazki của Hải quân Bulgaria trong cuộc tập trận ở Biển Đen năm 2014.

Với những chỉ số chính trị và văn hóa nghiệt ngã như vậy, liệu các nhà lãnh đạo có tìm kiếm xung đột toàn cầu để đánh lạc hướng khỏi những thất bại của chính họ không?

Ông Kuzmarov cho biết: "Những nhà lãnh đạo phương Tây dường như muốn có một cuộc chiến tranh thế giới. Có lẽ đó là điều họ muốn. Ý tôi là, họ đang thua, họ đã mất tính hợp pháp trong việc lãnh đạo ở quê nhà.

Cảm giác của tôi là đây là một chiến lược, rằng họ đang kích động xung đột ở nước ngoài để chuyển hướng sự chú ý của công chúng khỏi sự lãnh đạo tồi tệ ở trong nước và nạn tham nhũng".

 

Xu hướng tranh luận chính trị trên khắp phương Tây ngày càng gây tranh cãi về các vấn đề như nhập cư và kinh tế, với các ứng cử viên mới nổi lên thách thức các đảng cầm quyền.

Càng ngày, sự ủng hộ dành cho cuộc chiến tranh ủy nhiệm Ukraine càng được coi là có liên quan đến những lo ngại trong nước như vậy.

Tại Đức, các biện pháp trừng phạt đối với năng lượng của Nga đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong khi việc dỡ bỏ thuế quan đối với thực phẩm nhập khẩu từ Ukraine đã dẫn đến các cuộc biểu tình của nông dân khắp nơi.

Tổng biên tập Covert Action lưu ý rằng thành công của Moscow trên chiến trường đã gây ra sự tuyệt vọng từ phía Mỹ và NATO.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhiều lần vi phạm lằn ranh đỏ tự đặt ra của chính mình, cuối cùng đã cung cấp cho Ukraine vũ khí của phương Tây như tên lửa ATACMS sau khi trước đó từ chối làm như vậy.

 

Hiện Ngoại trưởng Antonoy Blinken đang công khai thúc giục Biden cho phép Kiev sử dụng vũ khí của Mỹ để tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga.

Những cam kết sâu sắc hơn đối với cuộc chiến ủy nhiệm – và viễn cảnh quân đội NATO cuối cùng sẽ được triển khai tới chiến trường – có nguy cơ gây tranh cãi thêm.

Ông Kuzmarov lưu ý: "Người Nga đang chiến thắng và Ukraine đang cạn kiệt đạn dược và nhân lực. Tôi nghĩ công chúng sẽ thực sự bắt đầu đặt câu hỏi nhiều hơn về chuyện gì đang xảy ra".

Vị tổng biên tập này kết luận: "Vì vậy, tôi không biết liệu họ có thể làm điều đó về mặt chính trị hay không trừ khi họ sử dụng ngày càng nhiều tiêu chuẩn độc đoán ở quê nhà, điều này dường như đang diễn ra. Tuy nhiên, một lần nữa, bạn sẽ phải hứng chịu một phản ứng chính trị dữ dội trong nước.

Tôi nghĩ họ đang gặp rắc rối và đó là lý do tại sao chúng ta thấy những mối đe dọa liều lĩnh và hành vi rất liều lĩnh này. Và tôi hy vọng nó không gây ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba, điều mà nó có thể dẫn tới".

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm