Quốc tế

Lính Mỹ sợ Nga tới mức nào?

Rất nhiều người đặt câu hỏi: Lính Mỹ có sẵn sàng cho một cuộc chiến với Nga hay không? Câu trả lời là: Có.

Phi công bí ẩn để lại 'thông điệp' bằng tiếng Nga trên bầu trời Mỹ / Tàu dầu Iran đến Venezuela bất chấp cảnh báo của Mỹ

Sẵn sàng chiến đấu hay hiếu chiến?

Một trong những câu hỏi hàng đầu mà giới quân sự Nga luôn đặt ra là những người đồng nghiệp Mỹ nghĩ gì về họ.

Mới đây, truyền thông Nga đã cho đăng tải nhận xét của một quân nhân từng phục vụ cả trong quân đội Ukraine và quân đội Mỹ nói về điều này.

Trang Bình luận quân sự dẫn lời một người có tên là Ivan Rudenko, người được cho là đã phục vụ cả quân đội Ukraine lẫn quân đội Mỹ nhận đinh: “Rất nhiều người đặt câu hỏi: Lính Mỹ có sẵn sàng cho một cuộc chiến với Nga hay không? Câu trả lời là: Có”.

Tuy nhiên, Rudenko giải thích thêm: “Nhưng điều đó nhìn chung không có nghĩa là họ sẵn sàng bắt đầu một cuộc chiến ngay bây giờ với Moscow.

Người Mỹ luôn được dạy dỗ và giáo dục như sau: Họ sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra ngày mai, dù là cuộc chiến với Nga, Trung Quốc, Somalia hay Cambodia. Quân đội Mỹ luôn sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra ngay ngày mai”.

Linh My so Nga toi muc nao?
Ivan Rudenko tự nhận là một công dân Mỹ gốc Ukraine

Rudenko đặt ra một câu hỏi nữa là liệu người Mỹ có muốn chiến tranh hay không? Người Mỹ nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Rudenko trả lời câu hỏi này như sau: “Chúng tôi không muốn chiến tranh với Nga bởi vì điều đó sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho cả hai bên. Đó sẽ là một cuộc chiến tranh ngu ngốc và không thích hợp”.

Theo Rudenko, trên thực tế, cuộc chiến giữa Nga và Mỹ đã được thể hiện dưới một dạng khác như cuộc chiến Đông-Tây. Cả hai nước đều đã tham chiến ở những nước thứ ba vì những lý do được công bố như bảo vệ người nói tiếng Nga, chống khủng bố quốc tế...

Tuy nhiên, Rudenko cho rằng mục đích thực sự nằm ở lợi ích, ví dụ như Mỹ đến Iraq vì dầu mỏ. Nhiều cựu chiến binh Mỹ đã nhận ra rằng họ đến một đất nước xa lạ, chiến đấu chỉ để mang lại lợi ích cho những nhóm người khác.

Trong đoạn video dài 20 phút đăng trên mạng, Rudenko cũng nói về suy nghĩ của binh sĩ Mỹ đối với lực lượng đặc nhiệm Nga.

 

Theo đánh giá, lực lượng tinh nhuệ này của Nga chỉ có khoảng 100.000 quân và người Mỹ hiểu rõ về chiến thuật thông tin, ngân sách quốc phòng của Nga.

Linh My so Nga toi muc nao?
Binh sĩ và vũ khí Nga không đáng sợ như những thông tin đăng tải?

Đối với vũ khí trang bị kỹ thuật của quân đội Nga, Rudenko khẳng định binh sĩ Mỹ không hề ảo tưởng về những gì vẫn được phô trương như các loại vũ khí siêu thanh, xe tăng...của Nga.

Rudenko khẳng định quân đội Mỹ được chuẩn bị khá kỹ càng, ví dụ như các phi công Mỹ biết rõ cần làm gì để chiến đấu với máy bay của Nga...

Cũng theo Rudenko, nhiều loại vũ khí mạnh được Nga quảng bá, ví dụ một số loại trực thăng tấn công, có số lượng không nhiều và không thể sánh được với kinh nghiệm và số lượng lớn của quân đội Mỹ. Nhân đây, Rudenko khẳng định người Mỹ luôn sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước.

Anh này cũng tuyên bố dù là dân nhập cư vào Mỹ nhưng đã phục vụ trong quân đội Mỹ nhiều năm và sẽ cầm vũ khí để bảo vệ nước Mỹ cũng như thế hệ tương lai của mình.

 

Thày bói xem voi?

Những phát biểu trên đây có vẻ như là kinh nghiệm cá nhân của Rudenko với vai trò của một phi công trực thăng trong quân đội Mỹ. Một số nội dung có thể đúng với nhóm nhỏ hoặc ở một góc độ nhất định.

Tuy nhiên, những câu trả lời mà Rudenko đưa ra chưa chắc đã phản ánh được suy nghĩ thực tế của đa số binh lĩnh Mỹ cũng như đánh giá mang tính tổng thể của quân đội Mỹ về sức mạnh của quân đội Nga.

Không phải ngẫu nhiên các lực lượng Mỹ phải e dè quân đội Nga và công khai tuyên bố muốn tránh đối đầu trực diện với Nga, ví dụ như ở Syria hiện nay. Quân đội Nga chắc chắn phải có “bí quyết” về vũ khí, chiến thuật, chiến lược cũng như quyết tâm của mình để người Mỹ phải vị nể.

Linh My so Nga toi muc nao?
Binh sĩ Nga đột ngột xuất hiện tại hàng loạt địa điểm ở Crimea hồi đầu năm 2014 khiến phương Tây bàng hoàng

Trong một thông tin mới được tờ Sankei của Nhật Bản tiết lộ, Nga đã sử dụng những hình thức tác chiến mới, bao gồm điện tử, không gian mạng và vũ trụ trong các sự kiện liên quan Ukraine hồi năm 2014.

 

Quân đội Nga đã sử dụng đồng thời hai biện pháp tác chiến điện tử và tác chiến không gian mạng. Đây cũng là lần đầu tiên các biện pháp này được triển khai thực tế trên thế giới.

Theo tờ Sankei, quân đội Nga đã vô hiệu hóa hệ thống viễn thông quân sự không dây của quân đội Ukraine (tác chiến điện tử), buộc quân đội nước láng giềng phải sử dụng điện thoại di động cá nhân liên hệ giữa bộ chỉ huy và các đơn vị chiến đấu.

Đến lúc này, quân đội Nga tiếp tục can thiệp vào mạng lưới viễn thông dân sự để ngụy tạo email, tin nhắn giả gửi mệnh lệnh về địa điểm tác chiến từ bộ chỉ huy xuống cấp dưới (tác chiến trên không gian mạng).

Tướng Hiroe Jiro của Lực lượng Phòng vệ mặt đất Nhật Bản (GSDF) nhận định đây là hình thái tác chiến trình độ cao, và việc giả mạo tin nhắn thông qua mạng lưới viễn thông dân sự hoàn toàn có thể được áp dụng để gửi tin nhắn giả tới người dân.

Ngoài ra, quân đội Nga còn gửi đi những tin nhắn có tác dụng làm giảm sĩ khí của binh sĩ Ukraine.

 

Linh My so Nga toi muc nao?
Phương Tây có "tha" nếu Nga không có thực lực?

Như vậy, đây là hình thái chiến tranh lai ghép, trong đó sử dụng đồng thời nhiều hình thức tác chiến như điện tử, không gian mạng và chiến tranh tâm lý. Nếu như trong các cuộc chiến tranh trước đây, sức mạnh và hiệu quả tấn công bằng hỏa lực thường được đề cập tới đầu tiên thì hình thái chiến tranh “lai ghép” đã được Nga áp dụng thành công hồi năm 2014.

Những thông tin của Sankei cho thấy, Mỹ và các đồng minh lo lắng như thế nào về khả năng “biến hóa” mà quân đội Nga có thể ứng dụng trong một cuộc chiến tương lai.

Nếu như các loại “siêu vũ khí” của Nga như tên lửa Zircon, Avangard, Poseidon...chưa có “cơ hội” thể hiện sức mạnh thì hàng loạt loại máy bay chiến đấu, hệ thống phòng không, súng bộ binh, xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành...của Nga đã khiến đối thủ phải “câm nín”.

Trên thực tế, quân đội Mỹ luôn quan tâm tới so sánh tương quan lực lượng với quân đội Nga, cả về tổng thể lẫn những cuộc chiến và mẫu vũ khí đơn lẻ. Ví dụ, tập đoàn nghiên cứu RAND của Mỹ luôn tiến hành các cuộc nghiên cứu có kế hoạch về các cuộc “đụng độ” giả tưởng giữa quân đội Mỹ và quân đội Nga, các mẫu vũ khí giữa hai bên...

Trong rất nhiều trường hợp, RAND phải thừa nhận sự thua kém của quân đội Mỹ và các mẫu vũ khí Mỹ trước người Nga.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm