Lo ngại đô la Mỹ, các ngân hàng trung ương ồ ạt mua vàng
'Nga sẵn sàng cho một cuộc chiến với Mỹ' / Nga tung đòn hạt nhân vào siêu núi lửa này, Mỹ sẽ hóa thành tro?
Theo thống kê của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đã tăng 42% trong quý đầu năm 2018. Trong đó, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là hai nước mua vàng nhiều nhất.
Các ngân hàng trung ương đã bổ sung thêm tổng cộng 193,3 tấn vàng trong nửa đầu năm 2018, tăng 8% so với mức 178,6 tấn được mua cùng kỳ năm ngoái. Theo WGC, đây là đợt mua vàng mạnh nhất của các ngân hàng trung ương trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ năm 2015.
Báo cáo của WGC cho biết trong nửa đầu năm 2018, các ngân hàng trung ương đã tăng dự trữ vàng lên 1,36 nghìn tỷ USD, tương đương 10% dự trữ ngoại hối toàn cầu. Chuyên gia phân tích cho rằng lý do dẫn tới động thái mua vàng ồ ạt của các ngân hàng trung ương là nhằm đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoài đồng USD và sự bất ổn về tình hình địa chính trị.
“Mỹ từ lâu đã sử dụng đồng USD nhằm gây sức ép với các đối thủ cạnh tranh. Điều này luôn gây ra tâm lý giận dữ trong cộng đồng quốc tế. Và bây giờ cuộc chiến chống lại đồng USD đã lan sang châu Âu. Nga đã đẩy mạnh mua vàng dự trữ khi phải đối mặt với các lệnh trừng phạt mới của Mỹ và có khả năng tách rời khỏi hệ thống đồng USD”, Eldiyar Muratov, Chủ tịch Văn phòng Castle Family Singapore, nhận định.
Theo nhà phân tích Muratov, chiến lược tích trữ vàng tương tự cũng đang diễn ra tại nhiều nước ở châu Âu và châu Á. Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, Iran, Qatar và Indonesia đều đang nhắm mục tiêu tới việc phi USD hóa nền kinh tế và thương mại quốc tế. Đây cũng là những nước có lượng vàng tích trữ gia tăng đáng kể.
Ngân hàng Trung ương Nga đang đẩy mạnh mua vàng tích trữ và dự trữ vàng của Nga đang tiến gần đến mức kỷ lục 2.800 tấn thời Liên Xô vào năm 1941. Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Dmitry Tulin cho biết Moscow xem vàng là “vật bảo đảm 100% trước các rủi ro về pháp lý và chính trị”, đồng thời tích trữ vàng cũng là chiến lược nhằm đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoài đồng USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo