Quốc tế

Vì sao Trung Quốc không vội "ra đòn" trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Trung Quốc tỏ ra không nôn nóng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ và dường như đang thử thách sự kiên nhẫn của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Điều đó có thể khiến Washington thay đổi chiến thuật trong cuộc chiến chưa có dấu hiệu hạ nhiệt này.

Kinh tế Trung Quốc tiệm cận mức tồi tệ nhất trong 1 thập kỷ / Sức mạnh siêu thủy phi cơ AG600 của Trung Quốc khủng khiếp đến mức nào?


Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến gặp nhau vào tháng tới bên lề hội nghị G-20 để xoa dịu căng thẳng thương mại. (Ảnh minh họa: Reuters)

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến gặp nhau vào tháng tới bên lề hội nghị G-20 để xoa dịu căng thẳng thương mại. (Ảnh minh họa: Reuters)

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung thời gian qua đã tác động đáng kể đến kinh tế Trung Quốc khi Mỹ quyết định đánh thuế lên khoảng 250 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Cụ thể, báo cáo công bố hồi đầu tuần này cho thấy, tăng trưởng GDP quý III của Trung Quốc tăng 6,5%. Đây là mức tăng trưởng quý thấp nhất kể từ năm 2009 của kinh tế Trung Quốc. Thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng đã mất hơn 30% giá trị so với đầu năm và là một trong những thị trường mất điểm nhiều nhất thế giới kể từ đầu năm nay.

Thị trường chứng khoán Mỹ cũng liên tục giảm điểm do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Chỉ số Nasdaq có thời điểm đánh dấu tháng mất điểm tồi tệ nhất kể từ cuộc suy thoái kinh tế năm 2008.

Nếu xét về tác động của thị trường chứng khoán, thiệt hại với Trung Quốc sẽ ít hơn so với Mỹ. Chỉ 9% tài sản hộ gia đình Trung Quốc là chứng khoán, trong khi tỷ lệ này ở Mỹ là ít nhất 54%. Tỷ lệ tài sản bằng chứng khoán của hộ gia đình Mỹ tuy đã giảm dần theo thời gian nhưng vẫn gấp hơn 5 lần so với của Trung Quốc. Ngoài ra, nhiều người Mỹ đặt cược quỹ hưu trí của họ vào sức khỏe của thị trường chứng khoán.

Theo CNN, dường như Trung Quốc vẫn bình thản chờ đợi xem điều gì sẽ tới. Có một số lý do để Bắc Kinh không nôn nóng hành động trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.

 

Thực tế, Mỹ cũng mất mát không ít cho cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng có thể bù đắp những mất mát mà Washington phải gánh chịu trong cuộc chiến thuế quan với Bắc Kinh. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ thực tế đã bắt đầu hạ nhiệt. Tốc độ tăng trưởng GDP quý này của Mỹ được dự báo chỉ đạt khoảng 3,3%, giảm so với 4,2% của quý trước.

Trong khi đó, để kiềm chế lạm phát, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ phải tiếp tục tăng lãi suất. Rõ ràng đó là điều mà các nhà đầu tư chứng khoán cảm thấy không hề dễ chịu và họ bắt đầu tìm đến các tài sản lợi suất cao hơn như trái phiếu, khiến thị trường chứng khoán thê thảm hơn nữa.

Mặt khác, lợi suất trái phiếu tăng cũng tạo lợi thế "nắm đằng chuôi" cho Trung Quốc khi mà hiện giờ Trung Quốc vẫn là một trong những chủ nợ trái phiếu lớn nhất của Trung Quốc. Trong trường hợp đó, Trung Quốc có thể bán tháo hoặc giảm mua vào trái phiếu Mỹ, buộc Bộ Tài chính Mỹ phải mời chào các bên khác mua với chi phí đắt đỏ hơn.

Mặc dù ít có khả năng Trung Quốc bắt đầu bán tháo số trái phiếu Mỹ trị giá 1,2 nghìn tỷ USD và tạo ra một cú sốc thị trường, song một số chuyên gia phân tích cảnh báo, kịch bản này vẫn hoàn toàn có thể xảy ra.

Ngoài ra, còn một số vũ khí khác Trung Quốc vẫn chưa dùng đến trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Thử hình dung, Trung Quốc bắt đầu kêu gọi người tiêu dùng trong nước tẩy chay hàng hóa Mỹ. Trung Quốc vốn là thị trường tiêu dùng lớn nhất của các sản phẩm Mỹ như iPhone, Apple, chưa kể đến xe hơi, máy bay và nhiều mặt hàng xa xỉ khác.

 

Câu hỏi đặt ra là liệu chính quyền Tổng thống Trump có kịp nhận ra những nguy cơ này với kinh tế Mỹ khi dấn sâu vào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc hay không.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc hiện thời sẽ không dùng đến vũ khí này và sẽ chờ cho tới khi thực sự "ngấm đòn" chiến tranh thương mại hoặc chờ cho tới chính quyền tiếp theo của Mỹ với hy vọng hai bên sẽ có được một thỏa thuận tốt hơn.

Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm