Lo ngại gián điệp, Mỹ ráo riết "truy vết" Trung Quốc trong hoạt động nghiên cứu
Ấn Độ: Tai nạn giao thông liên hoàn 50 xe, ít nhất 8 người thiệt mạng / Afghanistan bổ nhiệm 2 quan chức vào các vị trí an ninh
(Ảnh minh họa: Reuters)
SCMP đưa tin, FBI, Bộ Giáo dục Mỹ, Viện Y tế Quốc gia (NH), hiệp hội trường đại học Mỹ là 4 trong nhiều cơ quan, ban, ngành Mỹ đang ráo riết thực hiện việc tìm kiếm và “truy vết” sự tham gia của Trung Quốc trong các hoạt động nghiên cứu công nghệ cao trong các trường đại học, bệnh viện hoặc các hoạt động tài trợ tài chính từ các thực thể Trung Quốc.
Đáng chú ý hơn cả, FBI hồi tháng 8 bắt đầu đã để ý tới các hoạt động tài trợ nghiên cứu học thuật khi văn phòng đại diện của cơ quan này gặp gỡ các nhà khoa học và các viện y khoa ở Texas.
Theo The Houston Chronicle, cuộc tiếp xúc với các trường đại học, chuyên gia, bệnh viện, trung tâm y tế nhằm bàn bạc về các mối đe dọa an ninh từ “đối thủ nước ngoài” của Mỹ.
Dù FBI không trực tiếp xác nhận họ nhằm vào các hoạt động liên quan tới Trung Quốc ở Texas, tuy nhiên các quan chức của cơ quan này lại thường xuyên cảnh báo về những mối đe dọa mà Trung Quốc có thể mang lại.
Tại phiên điều trần Thượng viện Mỹ tuần trước, ông Bill Priestap, trợ lý bộ phận phản gián FBI, gọi Trung Quốc là “mối đe dọa phản gián nghiêm trọng nhất mà nước Mỹ đang đối mặt hiện nay”.
Hai tháng trước, Giám đốc FBI Christopher Wray phát biểu rằng “Trung Quốc đại diện cho mối đe dọa phản gián phức tạp nhất, lâu dài nhất mà Mỹ đang gặp phải”.
Mối quan ngại của Washington về Trung Quốc tiếp tục lại được nhấn mạnh vào tuần này khi Bộ Ngoại giao Mỹ công bố 2 nghi phạm tin tặc bị cáo buộc có liên quan tới chính phủ Trung Quốc. Hai đối tượng Zhu Hua và Zhang Shilong bị cáo buộc đã tấn công mạng vào hàng chục công ty và cơ quan chính phủ Mỹ và các nước trên thế giới.
Trong những tháng gần đây, FBI cũng tích cực tổ chức các hoạt động gặp gỡ các quan chức cấp cao từ các cơ quan nghiên cứu, tổ chức, trường học với chủ đề “mối quan ngại về an ninh quốc gia”.
Họ dường như cho rằng Trung Quốc có thể đứng đằng sau các hoạt động chiếm đoạt quyền sở hữu trí tuệ ở các lĩnh vực công nghệ cao như laser và tự động hóa, robot, những hạng mục có thể ứng dụng được trong cả lĩnh vực dân dụng và quân sự.
Các cơ quan chính phủ Mỹ cũng quan ngại về hoạt động tài trợ tài chính từ các thực thể Trung Quốc trong các hoạt động nghiên cứu, cũng như quan ngại các công trình quy mô lớn và công nghệ cao có sự tham gia của phía học giả Trung Quốc có thể trở thành công cụ để Bắc Kinh thực hiện hoạt động gián điệp.
Trong năm học 2016-2017, có khoảng gần 350.000 sinh viên Trung Quốc học tập tại Mỹ, 43% trong số đó học về ngành kỹ sư, toán học, khoa học máy tính, khoa học vật lý. Ngược lại, chỉ có khoảng 23% trong số các sinh viên theo học ngành quản trị kinh doanh.
Chính vì nỗi lo ngại các nhà nghiên cứu và học giả Trung Quốc có thể trở thành gián điệp công nghệ, Mỹ hồi tháng 6 đã siết chặt việc cấp thị thực cho những công dân Bắc Kinh có nhu cầu học tập trong ngành hàng không, công nghệ cao, robot tại Mỹ.
Ngoài ra, FBI và NIH không chỉ chú ý tới những học giả Trung Quốc trực tiếp tham gia vào các công trình nghiên cứu mà họ còn rà soát tất cả những khâu trong quá trình làm việc và tìm ra những đối tượng có liên hệ với Trung Quốc để theo dõi.
Bộ Giáo dục Mỹ bắt đầu đưa ra những giải pháp nhằm vào các hoạt động tài trợ nghiên cứu từ các doanh nghiệp Trung Quốc, trong đó Huawei là một ví dụ điển hình.
Là tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc, Huawei đã đổ tiền vào tài trợ cho các cơ sở nghiên cứu tại Mỹ. Bộ Giáo dục Mỹ đã bắt đầu truy vết những khoản tiền này, phỏng vấn các cá nhân, khoa, bộ môn, học giả nhận tiền của Huawei và đưa ra những cảnh báo thích hợp.
Mỹ đã từng cảnh báo rủi ro khi có thông tin rằng Huawei đã bắt tay với một trong những đại học danh giá của Mỹ UC Berkeley nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra, Huawei được cho làcũng tiếp cận học viện khoa học công nghệ hàng đầu của Mỹ, MIT, với kế hoạch xây dựng cơ sở nghiên cứu chung.
End of content
Không có tin nào tiếp theo