Loại radar Nga khiến tiêm kích tàng hình F-35 phải ‘hiện nguyên hình’
Những điệp vụ chấn động của tình báo Quân đội Nga ở Balkan: "Vòi bạch tuộc" đã vươn xa tới đâu? / Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc bị lính Nga tấn công tại Idlib
Almaz-Antey là nhà sản xuất radar và phòng không hàng đầu ở Nga, đáng chú ý là các hệ thống phòng không Tor, Buk và S-400, cũng như các radar tìm kiếm tương ứng.
Struna-1 bắt đầu được phát triển từ năm 1999. Phiên bản nâng cấp tiếp theo của Struna-1, hệ thống Barrier-E sau đó được trưng bày nhằm mục đích xuất khẩu tại triển lãm quân sự MAKS 2007. Mặc dù nó không có trong catalogue online của Almaz-Antey nhưng được trưng bày cùng với các radar khác tại MAKS 2017. Có tin chưa được kiểm chứng nói rằng hệ thống này đã được triển khai xung quanh Moscow, theo National Interest.
Struna-1 khác với hầu hết các radar ở chỗ nó là một radar song địa tĩnh, nghĩa là radar dựa vào máy thu và máy phát đặt ở hai vị trí khác nhau, trái ngược với công nghệ radar thông thường đặt máy thu và máy phát ở cùng một vị trí. Khi mục tiêu radar đi xa hơn từ nguồn truyền, sức mạnh của tín hiệu radar sẽ giảm theo luật bình phương nghịch đảo thông thường.
Tuy nhiên, radar hoạt động bằng cách nhận được phản xạ tín hiệu radar. Với một radar thông thường, điều này dẫn đến tín hiệu thu được yếu hơn bốn lần so với tín hiệu phát ra. Công nghệ tàng hình phát huy tác dụng vì ở khoảng cách xa, một chiếc máy bay có thể giảm thiểu tín hiệu radar đối phương bằng cách phân tán và hấp thụ chúng bằng vật liệu hấp thụ bức xạ. Điều này làm giảm chất lượng tín hiệu radar nên khó phân biệt thông tin chính xác về máy bay.
Struna-1 giải quyết vấn đề này bằng cách định vị máy phát ở một vị trí khác với máy thu. Liên kết giữa máy phát và máy thu làm tăng sức mạnh hiệu dụng so với radar thông thường. Điều này giúp radar nhạy hơn.
Theo các nguồn tin của Nga, thiết lập này làm tăng tiết diện radar hiệu quả của mục tiêu gần gấp ba lần và bỏ qua mọi lớp phủ chống radar có thể làm tán xạ sóng vô tuyến. Điều này cho phép phát hiện không chỉ máy bay tàng hình, mà cả các vật thể khác có tiết diện radar hiệu quả thấp như tàu lượn và tên lửa hành trình.
Các nguồn tin nói khác nhau về cấu hình của các cột thu phát, nhưng khoảng cách tối đa giữa hai cột đơn là 50km. Điều này dẫn đến chu vi lý thuyết tối đa là 500km.
Những cột thu phát riêng lẻ này có mức tiêu thụ năng lượng tương đối thấp và chúng không phát ra nhiều năng lượng như radar truyền thống, khiến chúng ít bị tổn thương hơn trước vũ khí chống bức xạ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ