Quốc tế

Những điệp vụ chấn động của tình báo Quân đội Nga ở Balkan: "Vòi bạch tuộc" đã vươn xa tới đâu?

Tại Balkan, Nga đang sử dụng một mạng lưới điệp viên cực lớn nhằm vô hiệu hóa từ xa các âm mưu của Mỹ trong việc mở rộng ảnh hưởng ở châu Âu và thu hẹp không gian sinh tồn của Nga.

Chuyên gia Nga: 'M1A2 Abrams ăn đứt T-14... trên giấy' / F-16 NATO bị hai chiếc Su-27 Nga "kẹp chặt" khi tiếp cận hệ thống S-400

Balkan là khu vực đa dạng về tôn giáo và văn hóa, gồm 11 nước Bulgaria, Croatia, Kosovo, Hy Lạp, Montenegro, Serbia, Romania, Slovenia, Albania, Bắc Macedonia và Bosnia và Herzegovina...

Đây là nơi giao thoa của ba nền văn minh lớn: phương Tây, Chính Thống giáo và Hồi giáo, được dự báo sẽ là tâm điểm của quan hệ quốc tế trong tương lai gần.

Theo giới phân tích, Nga quan tâm đến sự ổn định ở khu vực Balkan, đồng thời muốn bảo đảm được sự hiện diện tại đây dưới mọi hình thức khác nhau. Nếu Nga rút khỏi Balkan không những làm nước này mất đi một khu vực quan trọng gần kề mà còn mất luôn vị trí chiến lược để thực hiện các chính sách đối phó với Mỹ/phương Tây.

Những năm gần đây, do bị mất dần ảnh hưởng tại khu vực này, Nga triển khai nhiều hoạt động gián điệp nhằm khôi phục lại vị thế, song trong quá trình thực hiện cũng gặp phải một số vụ bê bối, tạo "cơ hội" để Mỹ/phương Tây sử dụng chiêu bài dư luận truyền thông để tiến hành công kích, bôi nhọ hình ảnh nước Nga.

Balkan và bê bối gián điệp Nga

Tháng 03/2018, khi xuất hiện các thông tin cho rằng cựu gián điệp hai mang người Nga Sergey Skripal và con gái ông Yulia có thể đã bị các điệp viên trong Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU) đầu độc bằng một loại thuốc độc thần kinh có tên gọi Novichok, doanh nhân buôn bán vũ khí người Bulgaria Emilian Gebrev cảm thấy rất hoảng sợ.

Bởi lẽ, ba năm về trước, vào tháng 4/2015, ông từng rơi vào tình trạng "hôn mê sâu" khi bị đầu độc bằng một chất độc nào đó chưa rõ. Con trai ông và một nhân viên của công ty cũng lâm bệnh và phải điều trị đặc biệt. Mặc dù giới chức Bulgaria đã mở một cuộc điều tra về vấn đề này, song họ đã phải khép lại động thái trên vào năm 2016 vì không có tiến triển gì.

Cảm thấy vụ của Skripal tương tự như những gì xảy ra với mình, Gebrev đã cảnh báo giới chức Bulgaria. Ông tin rằng, mình đã bị tấn công có chủ đích vì ý đồ mua cổ phần của một nhà máy vũ khí ở Bulgaria và các mật vụ GRU có khả năng liên quan đến một đối thủ cạnh tranh, cũng tham gia vào việc đầu độc ông.

Các cơ quan thực thi luật pháp của Bulgaria và Chính phủ nước này chậm trễ trong việc đưa ra câu trả lời và việc tố tụng dưới sự chỉ đạo của Tổng Công tố Sotir Tsatsarov, người có mối quan hệ khá mật thiết với người đồng cấp Nga Yuri Chaika.

Không giống với hầu hết các nước thành viên khác trong Liên minh châu Âu (EU) và NATO, cũng như các nước Tây Balkan như Albania, Bắc Macedonia và Montenegro, Bulgaria đã từ chối trục xuất các nhân viên ngoại giao Nga vì vụ đầu độc Sergey Skripal.

Thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov khi đó đã bình luận tại thủ đô Brussels (Bỉ) rằng các vụ việc như vậy thường "không giống như bề ngoài".

Những điệp vụ chấn động của tình báo QĐ Nga ở Balkan: Vòi bạch tuộc đã vươn xa tới đâu? - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại lễ kỷ niệm 100 năm thành lập GRU đầu tháng 11/2018. Ảnh: Sputnik

Tuy nhiên, Bulgaria đã thay đổi quan điểm. Hôm 23/01/2020, vụ truy tố do Tổng công tố mới điều hành đã kết tội giết người có chủ ý đối với 3 công dân Nga, bị cho là các mật vụ của GRU. Một ngày sau đó, Bộ Ngoại giao Bulgaria yêu cầu Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Nga, cùng với một nhân viên khác tại Văn phòng thương mại, phải rời khỏi đất nước.

Trước đó, Bộ này cũng trục xuất một nhà ngoại giao Nga khác hồi tháng 10/2019. Một báo cáo của hai trang điều tra Bellingcat và The Insider được đưa ra hồi tháng 11/2019 tin rằng một trong các mật vụ của GRU có tham gia vào vụ đầu độc Gebrev là Sergey Fedotov (tên thật là Denis Sergeev).

Ông ta đã đặt phòng trong một khách sạn gần với văn phòng của Gebrev và bị các camera an ninh ghi lại hình ảnh đang đi lại xung quanh bãi đỗ xe của văn phòng này.

Những phát hiện xung quanh sự cố năm 2015 này được đưa ra ngay sau một loạt sự cố gián điệp tại các nước Balkan có liên quan đến các công dân người Nga trong 5 năm trở lại đây. Rõ ràng, khu vực này lâu nay vẫn là mảnh đất mà các cơ quan an ninh Nga "hoành hành".

Mặc dù, Nga không có binh sỹ nào được hoạt động chính thức trên thực địa tại Balkan, song họ vẫn xúc tiến được một cuộc chiến tranh chống lại Mỹ/phương Tây, xây dựng ảnh hưởng tại bán đảo Balkan bằng nhiều cách thức khác nhau.

 

Chân rết của tình báo Nga tại Serbia

Ngoài ra, các gián điệp Nga còn được cho là đã khuấy động những rắc rối đối với Serbia - đối tác thân thiết của Mátxcơva (trong thành phân Liên bang Nam Tư cũ). Nga và Serbia có mối quan hệ khăng khít về chính trị, văn hóa và kinh tế.

Trong cuộc chiến tranh do NATO phát động chống lại Serbia vào năm 1999, Nga gần như là nước duy nhất lên tiếng ủng hộ và có sự hỗ trợ thiết thực nhất đối với Belgrade, từ chối công nhận độc lập của Kosovo - một tỉnh ly khai khỏi Serbia.

Hiện Serbia rất cần sự trợ giúp của Nga trong việc phát triển kinh tế và nhất là nâng cao năng lực quốc phòng khi tình hình tài chính còn khó khăn.

Mới đây, lực lượng Không quân Serbia đã được phía Nga tặng 4 tiêm kích hạng nhẹ MiG-29 đã qua sử dụng, được nâng cấp lên tiêu chuẩn MiG-29SM. Bên cạnh đó, còn được cam kết sẽ có nguồn tín dụng ưu đãi nếu mua sắm các loại vũ khí do Nga sản xuất, thậm chí có thông tin cho rằng Serbia muốn mua các Tổ hợp phòng thủ tên lửa Pantsir-S1 và S-400.

 

Những điệp vụ chấn động của tình báo QĐ Nga ở Balkan: Vòi bạch tuộc đã vươn xa tới đâu? - Ảnh 3.

Đặc nhiệm Nga chiến đấu ở Syria

Tưởng như quan hệ giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển thì bất ngờ nổi lên vụ bê bối liên quan đến việc các điệp viên Nga bị phát hiện ở Serbia, đây có thể là một vấn đề nghiêm trọng đối với Nga.

Cụ thể, tháng 11/2019, Tổng thống Serbia Aleksander Vucic lên tiếng cáo buộc cựu trợ lý tùy viên quân sự tại Đại sứ quán Nga vì đã mua chuộc một sỹ quan về hưu Serbia để thu các thông tin mật.

Ông này đã bị buộc phải công khai điều này sau khi một đoạn phim ghi lại cuộc gặp giữa hai người được đăng lên mạng xã hội Youtube và kích động sự giận dữ trong dư luận người Serbia.

Nhờ sử dụng phần mềm nhận diện của Microsoft, phóng viên điều tra tại Bulgaria, ông Christo Grozev đã xác định được danh tính của người Nga trên là Trung tá GRU Georgy Viktorovich Kleban - đã rời khỏi vị trí trợ lý tùy viên quân sự Đại sứ quán Nga tại Cộng hòa Serbia vào tháng 6/2019.

 

Tuy nhiên, những vụ bê bối gián điệp thường xuyên trên lại không thể cản trở mối quan hệ thân thiết của Nga với Balkan.

Nhìn chung, chính phủ các nước tại khu vực này tin tưởng vào mối quan hệ với Nga, thậm chí trong những tháng gần đây tất cả họ đều bày tỏ sự sẵn sàng duy trì quan hệ thân thiết với Nga, bất chấp các bê bối gián điệp kể trên. Dường như không một lãnh đạo nào ở Balkan quan tâm đến việc dùng những giọng điệu gay gắt để chống lại Nga trong vấn đề này.

Đặc biệt, vào thời điểm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lên tiếng kêu gọi thiết lập lại quan hệ ngoại giao với Nga, Thủ tướng Đức Angela Merkel chỉ trích Mỹ, khẳng định sẽ bảo vệ đến cùng dự án đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Bắc 2" của Nga, thì các nước Balkan không có lý do gì để gia tăng căng thẳng trong quan hệ với xứ sở Bạch Dương, bởi điều đó là "lợi bất, cập hại".

Tuy nhiên, sự phản ứng của các cơ quan thực thi luật pháp và an ninh chống lại Nga là có thật. Nga được cho là đã đi quá xa trong các chiến thuật gây rối của mình, kế hoạch hành động của lực lượng tình báo GRU cũng vô hình trung gây ra những tổn hại không đáng có.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm