Loạt vũ khí “khủng” của Iran có thể khiến Mỹ ôm hận
Tên lửa đạn đạo, tên lửa chống hạm, tiêm kích F-14… có thể là những vũ khí sẽ khiến hạm đội tàu sân bay Mỹ và các căn cứ Mỹ ở Trung Đông phải chịu “hậu quả vô cùng thảm khốc”.
NASA phát triển máy bay hoàn toàn chạy bằng điện / S-300 Syria bất lực trước chiến thuật phóng tên lửa tầm xa của máy bay Israel
Trong vài ngày trở lại đây, việc Mỹ triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln (CVN-72), phi đội máy bay ném bom chiến lược B-52, tàu đổ bộ và hàng nghìn lính thủy quân lục chiến tới eo biển Hormuz – “sân nhà” Iran là dấu hiệu cho thấy tiềm ẩn cuộc xung đột lớn nơi đây. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về phía Iran dù được đánh giá thấp hơn nhiều lần so với sức mạnh của Mỹ. Vậy nhưng, họ vẫn tự tin ra nhiều tuyên bố thách thức và sẵn sàng khiến Mỹ “ôm hận”. Việc này không phải là “khoác lác” mà hoàn toàn có cơ sở, bởi Iran có trong tay những thứ vũ khí được đánh giá là gây nguy hiểm cho căn cứ quân sự Mỹ khắp Trung Đông, có thể tống tiễn cả hạm đội xuống đáy đại dương. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đầu tiên là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật - chiến lược của Iran. Hiện quân đội nước này có trong tay khoảng 20-30 kiểu tên lửa với nhiều tầm bắn khác nhau, tính năng kỹ chiến thuật đa dạng, loại thì chính xác cao, loại thì mang nhiều đầu đạn, loại thì kém chính xác nhưng tải trọng lớn... Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong đó, ví dụ như tên lửa đạn đạo tầm trung Shahab-3 có tầm bắn 1.200-2.100km đủ khả năng bao quát mọi mục tiêu căn cứ quân sự Mỹ đặt tại Iraq, Ả Rập Xê-út và Israel... Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, dựa theo Shahab-3, Iran còn tạo ra phiên bản có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao dùng động cơ nhiên liệu rắn như Ashoura 2 hay Sejjil 2; phiên bản Fajr-3 dùng đa đầu đạn MIRV hay phiên bản chính xác cao dùng hệ dẫn đường vệ tinh. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh là phạm vi bao quát mục tiêu của tên lửa đạn đạo tầm trung Shahab-3. Theo cơ quan tình báo Mỹ, Iran hiện có khoảng 50 bệ phóng và số lượng không thể xác định đạn tên lửa. Nguồn ảnh: Wikipedia
Thứ 2 là tên lửa hành trình chống hạm, Iran hiện có khoảng 10 kiểu loại được thiết kế trên cơ sở các loại tên lửa Trung Quốc với tầm tác chiến từ 50-300km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hiện loại đạn tên lửa đáng gờm nhất là Qader với tầm bắn ước tính 300km, mang đầu đạn nặng 200kg, có thể triển khai từ bệ phóng đất liền hoặc tàu hộ vệ tên lửa. Nguồn trên ảnh
Đáng kinh ngạc, Iran thậm chí đã phát triển "thành công" hệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm "tương tự DF-21D của Trung Quốc" nhưng có tầm bắn ngắn hơn, chỉ 300km. Tên lửa Khalij Fars trang bị đầu đạn nặng 650kg, dùng nhiên liệu rắn... Nguồn trên ảnh
Trong cuộc chiến trên bộ, nếu Mỹ có ý định đổ quân ồ ạt thì họ cũng nên dè chừng với hệ thống pháo phản lực phóng loạt đa cỡ, đa tầm, đa sức công phá của Iran. Những loại vũ khí này từng chuyển cho Syria, Hezbollah và cả Hamas và được đánh giá là rất nguy hiểm. Nguồn trên ảnh
Đội tàu chiến của Iran nhìn chung không quá mạnh mẽ dù có tên lửa chống hạm tương đối hiện đại. Tuy nhiên, họ có những “quân bài” trông “chẳng có gì mà cực kỳ đáng sợ” – tàu ngầm mini. Dù kích cỡ nhỏ, nhưng đổi lại nó được cho là khó bị phát hiện hơn so với tàu ngầm cỡ lớn, có thể lặng lẽ tiếp cận hạm đội tàu sân bay cự ly gần và khiến người Mỹ trả giá. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nguy hiểm hơn, có nguồn tin cho rằng Iran đã làm chủ công nghệ và chế tạo ngư lôi siêu tốc tương tự VA-111 Shkval của Nga. Dù tầm bắn chỉ 10km nhưng với tốc độ bơi siêu nhanh, VA-111 vẫn là thứ vũ khí rất nguy hiểm với mọi tàu chiến. Nguồn ảnh: Wikipedia
Với không quân Iran, loại máy bay mà Mỹ phải dè chừng nhất là tiêm kích cánh cụp cánh xòe F-14 Tomcat do chính nước Mỹ sản xuất. Dù bị Mỹ cấm vận đủ đường nhưng hiện nay với nền công nghiệp quốc phòng phát triển, Tehran đã khôi phục thành công F-14 Tomcat cho phép nó triển khai nhiều loại vũ khí của Nga và cả Iran. Nguồn ảnh: Airliners.net
Theo các nguồn tin không chính thức, Iran đã "sao chép" loại tên lửa không đối không bắn xa nhất của Mỹ AIM-154 Phoenix với phiên bản mang tên Fakour-90. Tầm bắn của nó ước đạt 150km, tốc độ bay siêu thanh Mach 5. Nguồn ảnh: Wikipedia
Và cuối cùng là hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 mà Nga bán cho Iran năm 2016. Với S-300PMU2, Iran có thể loại khỏi vòng chiến đấu mọi máy bay tối tân nhất của Mỹ trong phạm vi tác chiến đến 200km. Nguồn ảnh: iribnews
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo