Quốc tế

Lợi thể giúp Nga đánh bại NATO trên mọi mặt trận

Nhận định được tờ Aftonbladet của Thụy Điển đưa ra khi nói về thế mạnh của Nga so với NATO trong trường hợp 2 bên xảy ra xung đột.

Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay không người lái của Nga ở miền Bắc Syria / Armenia quyết định từ bỏ vũ khí Nga?

Theo bài viết, Moscow tiếp tục duy trì vị thế có lợi trên bộ trong khu vực Biển Baltic. Và trong trường hợp xảy ra chiến tranh ở khu vực này, quân đội Nga sẽ dễ dàng nhận được quân tiếp viện hơn do vị trí gần đất nước của mình.

Tính toán của Viện Nghiên cứu Quốc phòng của Thụy Điển còn cho thấy, trong vòng một tuần Nga có thể tập hợp và gửi tới 68 tiểu đoàn cơ giới tới Bắc Âu, trong khi Liên minh Đại Tây Dương chỉ có thể thực hiện điều này với số lượng 43 tiểu đoàn.

Loi the giup Nga danh bai NATO tren moi mat tran
Xe tăng Nga trong một cuộc tập trận.

Aftonbladet cho rằng, ngoài ra, một yếu tố không kém phần quan trọng khác là Nga có một số lượng lớn pháo binh và hệ thống phòng không mặt đất được xếp vào hàng mạnh nhất thế giới hiện nay.

Giới chuyên gia nhấn mạnh rằng NATO, khác với Nga, sở hữu ít lực lượng liên quân hơn để chiến đấu trong khu vực xung đột cường độ cao. Ngoài ra, các đội quân này sẽ có tính phối hợp kém hơn do phải tuân lệnh từ các ban chỉ huy khác nhau ở các quốc gia khác nhau.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng NATO cũng có những lợi thế của mình, cụ thể là trên biển và trên không. Theo một số ước tính, có tới 80% tổng số hỏa lực của phương Tây là từ lực lượng Không quân.

"Nga sẽ có thể lựa chọn địa điểm để tấn công, điều này có nghĩa là Moscow sẽ tránh được tình trạng đối mặt với một phần lực lượng mặt đất của phương Tây. Mọi thứ sẽ diễn ra quá nhanh khiến máy bay NATO không có thời gian thực hiện các biện pháp chống lại lực lượng mặt đất của Nga", Christer Pallin, một trong những nhà nghiên cứu của tờ báo Thụy Điển nhận định.

Bài báo kết luận, mặc dù một số quốc gia thành viên NATO như Đức, Ba Lan và Anh có nhiều vũ khí, nhưng chúng ở trong tình trạng không đạt yêu cầu. Vì vậy, một thất bại trong cuộc đối đầu với Nga trong tương lai có thể xảy ra là điều không quá khó đoán.

 

Giới chuyên gia cho rằng, xung đột có thể sẽ được bắt đầu bằng cuộc tấn công của nga nhằm vào Lithuania thông qua đồng minh Belarus. Xung đột bùng nổ khiến Mỹ trực tiếp đẫn đầu liên minh NATO tham chiến, điều chưa từng xảy ra ở châu Âu kể từ sau Thế chiến 2.

Theo kịch bản trên, các lực lượng quân sự giao tranh ác liệt, nhưng không sử dụng vũ khí hạt nhân. Trên lý thuyết, sức mạnh quân sự vượt trội giúp Nga dễ dàng chiếm ưu thế. "Nga nhắm đến một cuộc xung đột ngắn và có thể dễ dàng tuyên bố chiến thắng", Aftonbladet viết.

Đòn tấn công bất ngờ giúp Nga giành quyền kiểm soát vùng Bắc Âu, trước khi liên quân Mỹ, Anh và Pháp có thể xây dựng phương án đáp trả. Cơ hội lớn nhất của NATO là cố gắng hạn chế đà tiến công của Nga cho đến khi Mỹ can thiệp.

Nhưng vấn đề là NATO chỉ có lực lượng lục quân hạng nhẹ, pháo binh rất yếu và phụ thuộc vào năng lực hỗ trợ từ trên không. Nếu Nga dễ dàng thống trị bầu trời nhờ lực lượng không quân uy lực, cục diện chiến tranh sẽ sớm ngã ngũ.

"Các yếu tố chính dẫn đến những thành công của Nga là lợi thế về tính chủ động và tính bất ngờ, số lượng vũ khí, năng lực cơ giới hóa, và đặc biệt là về hỏa lực vượt trội đối của pháo binh và tên lửa", Aftonbladet cho biết thêm.

 

Nga và Thụy Điển là hai quốc gia có mối quan hệ phức tạp. Năm 1700, Sa hoàng Nga Pyotr Đại đế từng phát động chiến tranh Bắc Âu lần thứ ba. Cuộc chiến kết thúc với chiến thắng của người Nga, khiến Thụy Điển phải chấp nhận nhượng một loạt các vùng lãnh thổ quan trọng và không còn giữ được vị thế là đế quốc hùng mạnh ở châu Âu.

Hồi giữa tháng 3/2021, tướng về hưu Ba Lan, Waldemar Skrzypczak cảnh báo Nga có thể phát động chiến dịch quân sự bất ngờ từ vùng Kaliningrad, cô lập lực lượng NATO ở Latvia, Lithuania và Estonia chỉ trong 2 ngày.

Thống đốc vùng Kaliningrad của Nga là Anton Alikhanov bác bỏ tuyên bố trên của tướng Ba Lan. Ông Alikhanov cho rằng Nga không hề có ý định đe dọa các quốc gia láng giềng.

"Hãy ngừng vẽ ra những kịch bản tưởng tượng, rằng xe tăng Nga sẽ tràn qua khu vực này, khu vực kia. Nga còn đang bận giải quyết các vấn đề khác. Người Ba Lan lại nói về chiến tranh với Nga, có lẽ tướng Ba Lan muốn đưa mọi thứ trở về thời đồ đá", ông Alikhanov nói.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm