Quốc tế

Luật sư Malaysia: Cần công bố lý do Đoàn Thị Hương không được tha bổng

Chủ tịch hội luật sư Malaysia cho rằng Tổng chưởng lý nên giải thích vì sao các cáo buộc nhằm vào bị cáo Đoàn Thị Hương của Việt Nam không được hủy bỏ như đối với bị cáo Indonesia Siti Aisyah trong nghi án sát hại công dân Triều Tiên.

Mỹ tăng gấp đôi hỗ trợ cho nhóm Mũ Bảo hiểm Trắng ở Syria / Không quân Mỹ từ chối nhận “trạm nhiên liệu bay” KC-46 từ Boeing vì dính rác

Đoàn Thị Hương xuất hiện tại tòa Malaysia ngày 14/3. (Ảnh: AFP)

Đoàn Thị Hương xuất hiện tại tòa Malaysia ngày 14/3. (Ảnh: AFP)

Theo chủ tịch hội luật sư Malaysia Datuk Abdul Fareed, mặc dù Tổng chưởng lý Malaysia không bắt buộc phải đưa ra lời giải thích về việc bác đề nghị hủy truy tố đối với bị cáo Đoàn Thị Hương, song sẽ là tốt hơn nếu Tổng chưởng lý làm điều này vì nghi án sát hại công dân Triều Tiên là một vụ việc gây tiếng vang trong dư luận.
“Việc quyết định truy tố hay không truy tố một người sẽ do Tổng chưởng lý quyết định. Điều này đã được thực hiện trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, quyết định tha bổng đối với bị cáo Siti Aisyah của Indonesia được đưa ra sau quá trình khởi tố và biện hộ”, ông Fareed nói, đồng thời nhận định đây là điều bất bình thường.
Bình luận trên được đưa ra sau phiên tòa biện hộ của Đoàn Thị Hương sáng ngày 14/3 tại tòa thượng thẩm Shah Alam ở Malaysia. Tại phiên tòa, công tố viên đã thông báo quyết định của Tổng Chưởng lý về việc bác đề nghị hủy truy tố, trả tự do cho Đoàn Thị Hương.
Tuy nhiên, công tố viên không nêu rõ lý do cho quyết định này mặc dù hôm 11/3, Tổng Chưởng lý Malaysia bất ngờ hủy truy tố, trả tự do cho bị cáo Indonesia Siti Aisyah - người cũng đối mặt cáo buộc giết người trong nghi án sát hại công dân Triều Tiên.
Theo ông Fareed, việc hai người cùng bị cáo buộc một tội danh, nhưng một người được hủy truy tố còn một người vẫn giữ nguyên là điều bất thường.
“Vụ việc này đã thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế, do vậy nhiều câu hỏi đã được đặt ra về lý do một người được tha bổng và rút mọi cáo buộc trong khi người còn lại vẫn bị truy tố”, ông Fareed nói trong cuộc họp báo hôm qua.
Ông Datuk Abdul Fareed chính thức được bổ nhiệm làm chủ tịch hội luật sư Malaysia hôm 16/3, thay thế cựu chủ tịch George Varughese. Ban điều hành mới của hội gồm phó chủ tịch Roger Chan, thư ký Salim Bashir Bhaskaran và thủ quỹ Surindar Singh. Ông Salim hiện là luật sư bào chữa cho Đoàn Thị Hương.
Ông Abdul Fareed Abdul (thứ hai từ phải sang) và ông Salim Bashir Bhaskaran (ngoài cùng bên phải) - luật sư của Đoàn Thị Hương tại cuộc họp báo ở Kuala Lumpur ngày 16/3. (Ảnh: Malaymail)

Ông Abdul Fareed Abdul (thứ hai từ phải sang) và ông Salim Bashir Bhaskaran (ngoài cùng bên phải) - luật sư của Đoàn Thị Hương tại cuộc họp báo ở Kuala Lumpur ngày 16/3. (Ảnh: Malaymail)

Ông Varughese trước đó từng nói rằng việc hủy bỏ truy tố đối với một cá nhân nào đó hoàn toàn nằm trong thẩm quyền của Tổng chưởng lý Malaysia.
“Như tôi đã nói, đó là quyền của ông ấy. Nhưng sẽ là tốt hơn nếu Tổng chưởng lý có thể đưa ra lý do khiến ông ấy hủy bỏ truy tố”, ông Varughese cho biết.
Liên quan tới vụ xét xử nghi án sát hại công dân Triều Tiên, nghị sĩ quốc hội Malaysia Ramkarpal Singh ngày 14/3 cho rằng nên hủy truy tố đối với ĐoànThị Hương như với bị cáo Siti Aisyah. Theo ông Singh, do Tổng Chưởng lý không đưa ra lý do cho quyết định tiếp tục xét xử Đoàn Thị Hương nên công dân Việt Nam sẽ không bao giờ biết được vì sao cô ấy bị phân biệt đối xử với Siti Aisyah. Khi đó, nhiều người sẽ đặt ra hoài nghi về thẩm quyền của Tổng Chưởng lý.
Vũ khí - khí tài
Theo Dân trí
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm