Lực lượng hàng không vũ trụ Nga sẽ nhận tên lửa mới
Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua tiếp S-400 với điều kiện bất lợi cho Nga / Nga muốn tạo sân bay nổi ở Bắc Cực
Bộ Quốc phòng đã đặt hàng các tên lửa R-77-1 mới nhất cho máy bay chiến đấu của Nga với giá trị 65 tỷ rúp. Hợp đồng kỷ lục này sẽ cho phép Ngatrang bị loại tên lửa mới cho tất cả các loại máy bay chiến đấu của lực lượng hàng không vũ trụ Nga.
Các chuyên gia cho biết, đầu tự dẫn chủ động mang lại cho R-77-1 một lợi thế lớn so với các nguyên mẫu trước đó và về đặc tính nó không hề thua kém so với các phiên bản của nước ngoài.
Lực lượng hàng không vũ trụ Nga sẽ được trang bị tên lửa R-77-1. |
Hiện tại hợp đồng này đã và đang được tiến hành. Các tên lửa không đối không tầm trung R-77-1 có khả năng sử dụng các loại radar hàng không mạnh mẽ của Su-35 và Su-57. Tên lửa được trang bị đầu tự dẫn mới với các chế độ làm việc bổ sung, hệ thống liên lạc kỹ thuật số đa năng và phần mềm bảo đảm. Điều này sẽ cho phép tên lửa xác định mục tiêu một cách chính xác, ngay cả khi có nhiễu.
Đây là hợp đồng mua tên lửa dẫn đường chính xác lớn nhất của lực lượng hàng không vũ trụ Nga. Trước đó, một loạt tên lửa dẫn đường chính xác đã được mua vào năm 2015 với giá trị lên tới 13 tỷ rúp.
Bộ Quốc phòng Nga không tiết lộ đã đặt bao nhiêu tên lửa, nhưng căn cứ vào số tiền 65 tỷ rúp có thể lực lượng này sẽ mua khoảng vài nghìn tên lửa. Chúng sẽ được trang bị trên các máy bay chiến đấu mới nhất và các máy thuộc thế hệ 4 ++ đã trải qua quá trình hiện đại hóa như MiG-31BM, cũng như trên máy bay ném bom Su-34.
Phi công thử nghiệm danh dự, Anh hùng nước Nga Igor Malikov cho biết rằng, với tên lửa mới, tọa độ của mục tiêu được truyền tới phần mềm. Sau khi phóng, tên lửa độc lập tiếp cận mục tiêu được lập trình và khoảng 30 km trước khi tới mục tiêu, tên lửa tự bật radar của mình, nó tự xác định sẽ tấn công từ hướng nào. Do đó, loại tên lửa này làm tăng đáng kể hiệu quả của máy bay chiến đấu Nga.
Loại tên lửa này có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 110 km. Nó có khả năng tiêu diệt máy bay, trực thăng và tên lửa hành trình, kể cả những loại được chế tạo bằng công nghệ tàng hình.
Phiên bản đầu tiên của R-77 được phát triển vào cuối những năm 1980 nhằm chống lại tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM của Mỹ. Tuy nhiên sau khi Liên Xô sụp đổ, loại tên lửa này đã không được sản xuất. Sau đó, R-77 được sản xuất ở Nga với sự hợp tác của các doanh nghiệp Ukraine.
Tuy nhiên, vào năm 2014 Ukraine đã cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Nga, khiến nước này phải đâu đầu tìm kiếm các giải pháp thay thế các thành phần tên lửa. Các công ty Nga nhanh chóng sản xuất các thành phần tên lửa do phía Ukraine cung cấp và phiên bản R-77-1 là một tên lửa mới của Nga với tất cả các thành phần của tên lửa đều do Nga sản xuất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo