Quốc tế

Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua tiếp S-400 với điều kiện bất lợi cho Nga

Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf thứ hai từ Nga, nhưng với những điều kiện cực kỳ bất lợi đối với Moskva.

Vì sao đạn xuyên giáp của đặc nhiệm Nga lại khiến phương Tây hốt hoảng? / Phòng thiết kế Nevskoe đưa ra khái niệm tàu ​​sân bay mới cho Hải quân Nga

Ankara đã chính thức thông báo rằng họ có ý định ký hợp đồng với Nga về việc cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf thứ hai cho Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên để làm được điều này, phía Nga không chỉ phải cung cấp chi phí chấp nhận được, mà còn phải chuyển giao công nghệ cho Thổ Nhĩ Kỳ để họ tự sản xuất những vũ khí này, trên thực tế có nghĩa là tiết lộ tất cả bí mật cho một quốc gia thành viên NATO.

“Cho đến khi các biện pháp trừng phạt bổ sung được thực hiện (bởi Mỹ), chúng tôi không thấy rủi ro nào. Nếu chúng tôi muốn, tổ hợp S-400 thứ hai đã có mặt ngay hôm nay, nhưng việc sản xuất chung và chuyển giao công nghệ là rất quan trọng đối với Ankara”, ông Ismail Demir - người đứng đầu bộ phận công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CNN Turk.

Thomuon mua tiep S-400 voi dieu kien bat loi cho Nga
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa thống nhất được các điều khoản liên quan đến thương vụ mua sắm tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf thứ hai.

Những điều kiện như vậy là bất lợi cho phía Nga, vì với chi phí một bộ khí tài S-400 chỉ vài tỷ USD, Nga có thể mất một trong những công nghệ quan trọng bậc nhất của mình, trong khi Ankara hoàn toàn đủ khả năng bán một số công nghệ này cho Mỹ.

Trước tình hình trên, một nhà phân tích của trang Avia-pro nhấn mạnh:“Thổ Nhĩ Kỳ cư xử như một đối tác cực kỳ không đáng tin cậy của Nga. Nếu tính đến mong muốn hiện có của Ankara là sở hữu máy bay chiến đấu F-35 bằng mọi giá thì nhiều khả năng S-400 của Nga, hay đúng hơn là công nghệ của chúng ta có thể được chuyển giao cho Mỹ”.

Cần lưu ý rằng ông Demir cũng thông báo rằng hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga được Thổ Nhĩ Kỳ mua trước đó vẫn chưa được đặt trong tình trạng trực chiến, bất chấp việc nó đã tiến hành vụ bắn đạn thật đầu tiên. Điều này được nhận định là bởi Ankara còn đang nghe ngóng thêm động tĩnh từ phía Washington.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm