Lượng khí đốt Liên minh châu Âu nhập từ Nga tăng vọt
Cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Trump: Những mặt tích cực ít ai ngờ tới / Tổng thống Ukraine ra điều kiện đàm phán với ông Putin, khoe có số điện thoại riêng của ông Trump

Đây là diễn biến đáng chú ý trước thời điểm Ukraine chấm dứt trung chuyển khí đốt Nga qua lãnh thổ nước này vào EU hồi đầu năm 2025.
Theo hãng tin TASS, trong tháng 12/2024, các quốc gia EU đã chi tổng cộng 927,4 triệu euro để mua khí đốt Nga qua đường ống. Đồng thời, giá trị nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga cũng đạt 917 triệu euro, mức cao nhất kể từ đầu năm 2023.
Lượng LNG nhập khẩu từ Nga trong tháng 12 đã tăng 52% so với tháng trước và tăng 38% so với cùng kỳ năm 2023. Pháp và Bỉ là hai nước mua LNG Nga nhiều nhất, tiếp đến là Hà Lan.
Trong cả năm 2024, EU đã chi 7,6 tỷ euro để nhập khẩu khí đốt Nga qua đường ống, giảm nhẹ so với 7,9 tỷ euro của năm 2023. Đồng thời, giá trị mua LNG từ Nga cũng giảm từ 8,1 tỷ euro xuống còn 7,2 tỷ euro. Pháp (3,1 tỷ euro), Tây Ban Nha (2 tỷ euro) và Bỉ (1,1 tỷ euro) nằm trong số các quốc gia EU nhập khẩu LNG Nga nhiều nhất, trong khi Hà Lan chi 749 triệu euro để mua loại nhiên liệu này.
Cuối năm 2024, Ukraine quyết định không gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt với tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga. Động thái này khiến các nước EU như Romania, Ba Lan, Hungary, Slovakia, Áo và Italy, cũng như Moldova, bị cắt đứt nguồn cung khí đốt từ Nga qua Ukraine.
Hiện tại, phần lớn khí đốt Nga cung cấp cho EU được vận chuyển qua đường ống TurkStream, chạy từ Nga qua Biển Đen tới Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó tiếp tục tới biên giới Hy Lạp để cung cấp cho khách hàng tại Nam và Trung Âu. Trong số hai nhánh của tuyến ống này, một nhánh phục vụ thị trường nội địa Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi nhánh còn lại cung cấp khí đốt cho các nước EU.
Bất chấp cam kết cắt giảm sự phụ thuộc vào năng lượng từ Nga, EU vẫn tiếp tục nhập khẩu cả khí đốt qua đường ống và LNG từ nước này. Sau sự cố phá hoại đường ống Nord Stream vào tháng 9/2022 và căng thẳng liên quan đến cuộc xung đột Ukraine, lượng khí đốt Nga vận chuyển sang EU đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, nhiều quốc gia châu Âu vẫn tiếp tục mua khí đốt Nga để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước.
EU đã áp đặt một số biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga. Cụ thể, vào tháng 6/2024, Brussels đã cấm các hoạt động bốc dỡ, chuyển tải LNG từ tàu sang tàu và từ tàu vào bờ với mục đích tái xuất sang nước thứ ba thông qua EU. Các biện pháp hạn chế này có hiệu lực sau giai đoạn chuyển tiếp kéo dài chín tháng.
Dù vậy, việc nhập khẩu khí đốt từ Nga vẫn đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng của EU, đặc biệt khi các nước trong khối vẫn chưa tìm được giải pháp thay thế hoàn toàn nguồn cung từ Moskva.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Trung Quốc cảnh báo về tác động của các cú sốc thuế quan với kinh tế toàn cầu
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ xem xét tạm ngừng giảm lãi suất
Ông Zelensky đáp trả gắt gỏng sau khi bị Tổng thống Trump chê ‘độc tài’, muốn Ukraine thay lãnh đạo
Mỹ tuyên bố thẳng về chuyện giao vũ khí hạt nhân cho Ukraine, toàn quyền thuộc về 1 người đàn ông
Tổng thống Donald Trump cảnh báo về Thế chiến 3 sau khi chỉ trích ông Zelensky là ‘nhà độc tài’