Lựu pháo tự hành Gvozdika và bề dày 50 năm phục vụ
Nga phát triển 3 siêu vũ khí nhằm 'đốt cháy' vệ tinh đối phương / Cách NATO tìm kiếm tàu ngầm Nga ở biển Barents
Tất cả bắt đầu từ nhu cầu về pháo tự hành mới sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc. Các lựa chọn tương tự đã được xem xét ở các nước phương Tây. Tại Liên Xô, từ năm 1947, nhiều cuộc khảo sát đã được thực hiện. Nhưng sau đó, mọi việc bị dừng lại theo chỉ đạo của Nikita Khrushchev.
Tuy nhiên, tới năm 1967, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã ra nghị quyết loại bỏ sự tụt hậu của pháo tự hành nước này so với khối quân sự NATO.
Các nhà phát triển đã giới thiệu ba phiên bản của lựu pháo tự hành 122 mm mới cho lực lượng mặt đất tại các căn cứ khác nhau. Loại thứ nhất là khung gầm của "Object 124", loại thứ hai là xe bọc thép bánh xích đa năng MT-LB, và loại thứ ba là xe chiến đấu bộ binh BMP-1.
Trong cả ba biến thể, vũ khí trang bị chính là lựu pháo 122 mm. So sánh những lợi thế của ba lựa chọn, phương án thứ hai đã được chọn với tên gọi "Hoa cẩm chướng".
Lựu pháo tự hành bánh xích 2S1 Gvozdika cỡ 122 mm. Ảnh: TASS.
Bốn phương tiện đầu tiên được thử nghiệm vào năm 1969. Các nhà phát triển đã xác định những thiếu sót, ví dụ, hàm lượng khí cao trong khoang chiến đấu. Họ đã làm việc rất nhiều về vấn đề này, cải thiện khẩu pháo. Vấn đề đã được giải quyết bằng cách sử dụng vòi phun mạnh hơn và các lớp lót với khả năng bịt kín được cải thiện.
Năm 1970, sau khi sửa đổi, đơn vị pháo tự hành Gvozdika đã được quân đội Liên Xô tiếp nhận. Hai năm sau, họ áp dụng bệ nhảy dù 4P134 có khả năng nâng tải trọng lên tới 20,5 tấn. Giới chức quân sự đã lên kế hoạch thả các xe pháo tự hành trên nền tảng này. Hệ thống này đã trải qua một chu kỳ thử nghiệm đầy đủ, nhưng chúng không bao giờ được sử dụng trong quân đội vì họ đã phát triển lựu pháo 122 mm 2S2 "Violet".
Pháo tự hành "Gvozdika" được sản xuất hàng loạt từ năm 1971 đến cuối năm 1991. Tổng cộng hơn mười nghìn hệ thống đã xuất xưởng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo