Quốc tế

Lý do khiến phương Tây ngần ngại hỗ trợ máy bay chiến đấu cho Ukraine

Kế hoạch của phương Tây nhằm hỗ trợ máy bay chiến đấu cho Ukraine đang gặp trở ngại vì cả lý do hậu cần kỹ thuật và địa chính trị.

Nga công bố đề xuất mới sơ tán người dân ra khỏi vùng chiến sự ở Ukraine / Ukraine mong muốn vòng 4 đàm phán trực tiếp sẽ diễn ra giữa hai tổng thống Zelensky và Putin

Lý do hậu cần

Hôm5/3, trong một cuộc họp trực tuyến với hơn 300 thành viên Quốc hội Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đề nghị Washingtoncho Kievvà nói rằng những chiến đấu cơ này vô cùng cần thiết nếu NATO không thiết lập vùng cấm bay. Những máy bay chiến đấu mà phía Ukraine đề cập này có thể là những tiêm kích MiG-29 thời Liên Xô mà Ba Lan đang sở hữu, vốn là những loại máy bay mà các phi công Ukraine có thể điều khiển. Đổi lại, Mỹ sẽ cung cấp bù cho Ba Lan các tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất.

Tiêm kích MIG-29 bay ở một căn cứ không quân tại Vasylkiv, Ukraine ngày 3/8/2016. Ảnh: Reuters
Tiêm kích MIG-29 bay ở một căn cứ không quân tại Vasylkiv, Ukraine ngày 3/8/2016. Ảnh: Reuters

Hiện nay, lời kêu gọi hỗ trợ máy bay chiến đấucủa Tổng thống Zelensky đã nhận được sự ủng hộ ngay lập tức từ lưỡng đảng Mỹ. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Bob Menendez đã gửi một bức thư ngày 7/2 kêu gọi chính quyền Tổng thống Biden "làm mọi thứ chúng ta có thể để bù đắp cho những quốc gia đang quan tâm đến lời kêu gọi hỗ trợ chiến đấu cơ từ Ukraine".

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Idaho Jim Risch cũng viết trên Twitter rằng: "Hoàn toàn không có lý do gì để chúng ta không cung cấp máy bay chiến đấucho Ukraine. Các đồng minh của chúng ta sẵn sàng và có thể cung cấp cho họ. Chính quyền cần thông qua việc này".

Chuyên gia hàng đầu về quân sự Nga Michael Kofman thì cho rằng, việc "lãng phí thời gian" vào cuộc tranh luận về MiG là một sai lầm, đồng thời cho biết, có những hệ thống vũ khí và những trang bị khác hữu ích hơn cho Ukraine.

Theo Janes World Air Forces, Ba Lan có 21 tiêm kích MiG-29 một người lái và 6 tiêm kích MiG-29 hai người lái.

Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki đã nhắc lại hôm 7/3 rằng Mỹ không phản đối quyết định mang tính chủ quyền của Ba Lan liên quan đến việc chuyển giao máy bay chiến đấu của nước này và lưu ý sẽ có những trở ngại về hậu cần.

 

Những trở ngại này bao gồm việc làm thế nào để những tiêm kích trên có thể vào được không phận Ukraine vốn đang giao tranh ác liệt, cũng như làm thế nào để thúc đẩy quy trình vốn mất hàng năm của Mỹ để cung cấp các "hệ thống vũ khí quan trọng" như F-16.

Một vấn đề khác là Mỹ hiện chưa có bất kỳ lô F-16 nào sắp xuất xưởng để sẵn sàng cung cấp cho Ba Lan. Bất kỳ thỏa thuận nào cũng cần sự thông qua của Nhà Trắng cũng như sự ủng hộ của Quốc hội và có thể là cả NATO.

RT đưa tin, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman cho biết việc vận chuyển vũ khí sang Ukraine sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn trong những ngày tới.

Bà Sherman nhận định bà không muốn Nga coi việc cung cấp những máy bay chiến đấu cho Ukraine là một hành động liên quan trực tiếp đến chiến tranh. Theo Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, việc cung cấp những máy bay này nên "được coi là quyền tự vệ của Ukraine".

Ngoài ra, việc Nga và Ukraine giao tranh dữ dội ở các sân bay của Ukraine cũng làm dấy lên khả năng các máy bay này phải đặt ở Ba Lan hoặc một lãnh thổ khác của NATO – đặt ra nguy cơ xảy ra một cuộc chiến trên toàn châu Âu nếu có bất kỳ tính toán sai lầm hay sự cố nào.

 

Đằng sau quyết định của Ukraine khi sẵn sàng thảo luận về mô hình phi NATO

VOV.VN - Việc Ukraine tuyên bố sẵn sàng để ngỏ việc thảo luận về "các mô hình phi NATO" trong tương lai liệu có phải một sự nhượng bộ trước những yêu cầu về an ninh của Nga?

Lý do địa chính trị

Bên cạnh đó cũng có một vấn đề đặt ra là liệu Ba Lan có sẵn sàng chấp nhận nguy cơ có thể khiêu khích Nga hay không nếu chuyển tiêm kích cho Ukraine mặc dù tính toán của Warsaw có thể thay đổi nếu nước này nhận được những đảm bảo an ninh vững chắc từ Mỹ.

Một người phát ngôn của chính phủ Ba Lan hôm 7/3 nêu rõrằng: "Đây là một vấn đề rất nhạy cảm. Các nhà chức trách Ba Lan vẫn chưa đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc chuyển giao máy bay cho Ukraine".

Việc có thể bị kéo vào cuộc giao tranh với Nga khiến cho Mỹ và NATO phải thận trọng trong mọi quyết định về việc chuyển giao vũ khí và chia sẻ thông tin tình báo.

 

Mark Cancian, một cố vấn cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế đánh giá với CBS News về sự do dự của Ba Lan trong việc cung cấp chiến đấu cơ cho Ukraine rằng: "Đây không phải là vấn đề hậu cần. Đây là vấn đề chính trị. Khía cạnh chính trị ở đây là nếu phi công Ukraine lái tiêm kích của Ba Lan và chiến đấu với Nga, Moscow có thể cho rằng Ba Lan trở thành một bên tham chiến và đang điều máy bay từ lãnh thổ của mình sang Ukraine. Do đó, Ba Lan rất lo ngại về điều đó và giữ thái độ thận trọng để điều này không khiến họ đối mặt với các hành động đáp trả từ Nga".

Tass dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov hôm 6/3 rằng việc sử dụng mạng lưới sân bay ở những quốc gia láng giềng để đặt các máy bay chiến đấu của Ukraine nhằm chống lại lực lượng không quân Nga có thể được coi như sự tham gia của chính những quốc gia đó vào cuộc xung đột vũ trang này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm