Một số nước EU muốn trì hoãn việc Ukraine gia nhập liên minh
Các nước phương Tây chịu tác động từ đòn trừng phạt Nga / Nga công bố đề xuất mới sơ tán người dân ra khỏi vùng chiến sự ở Ukraine
Theo đó, các quốc gia Tây Âu, mà chỉ có Đức và Hà Lan được nêu tên cụ thể, "muốn tập trung vào việc cung cấp sự hỗ trợ thực tế cho Ukraine và chấm dứt chiến tranh thay vì bắt đầu một quá trình có thể kéo dài ít nhất 1 thập kỷ".
Ukraine đã nộp đơn xin gia nhập EU vào tuần trước với việc Tổng thống Volodymyr Zelensky yêu cầu "sự thông qua ngay lập tức qua một thủ tục đặc biệt mới". Yêu cầu của ông đã nhận được sự ủng hộ từ lãnh đạo các nước như Bulgaria, Cộng hòa Séc, Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Slovakia và Slovenia. Trong một bức thư ngỏ, những nước này đã yêu cầu "các tổ chức của EU tiến hành các biện pháp nhằm ngay lập tức thông qua tình trạng quốc gia ứng viên EU cho Ukraine và mở ra quy trình đàm phán".
Tuy nhiên, "một thủ tục đặc biệt" như vậy không tồn tại và thậm chí cả khi đạt được tình trạng quốc gia ứng viên thì Ukraine cũng phải trải qua cuộc điều tra của Ủy ban châu Âu và sự nhất trí của toàn bộ 27 quốc gia thành viên EU. Khi trở thành ứng viên, tư cách thành viên có thể mất hàng năm hoặc thậm chí hàng thập kỷ để được thông qua. Thổ Nhĩ Kỳ là một ví dụ khi nước này trở thành quốc gia ứng viên năm 1999 nhưng tới nay vẫn chưa trở thành thành viên EU.
Bên cạnh đó, dù Chủ tịch Ủy ban châu ÂU Ursula von der Leyen gọi Ukraine là "một phần trong chúng ta" nhưng nhà ngoại giao hàng đầu của khối này, ông Josep Borrell đã nhận định hôm 7/3 rằng, tư cách thành viên đó có thể phải mất "nhiều năm". Trong đánh giá về nỗ lực của một quốc gia muốn trở thành thành viên EU, Ủy ban châu Âu sẽ đánh giá mọi thứ từ sự phát triển kinh tế cho tới hệ thống luật pháp, các quy định về môi trường và cả các quy định thực hành nông nghiệp.
EU cũng không ủng hộ những quốc gia có tỷ lệ tham nhũng cao. Với việc Ukraine bị coi là quốc gia tham nhũng nhất EU và một trong những quốc gia có tỷ lệ tham nhũng cao nhất thế giới, chính phủ nước này sẽ phải thực hiện những cải cách đáng kể để trở thành một ứng viên EU theo những điều kiện thông thường.
"Tham gia vào EU không phải việc có thể hoàn thành trong một vài tháng... bởi nó liên quan đến quy trình cải cách mạnh mẽ và lâu dài", Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho hay.
Một yếu tố khác giải thích cho sự ngần ngại của Đức và Hà Lan để nhanh chóng thông qua tư cách thành viên của Ukraine là việc Ukraine là quốc gia nghèo nhất châu Âu. Với thu nhập bình quân đầu người là 3.727 USD/người, GDP của nước này còn chưa bằng một nửa của quốc gia có GDP thấp nhất EU là Bulgaria. Đức và Hà Lan đều là những quốc gia đóng góp nhiều hơn là nhận về từ EU, với việc là những nước đóng góp lớn nhất và lớn thứ sáu cho ngân sách thường niên của liên minh. Chấp nhận Ukraine gia nhập EU có thể làm gia tăng sức ép lên nền kinh tế của cả 2 quốc gia này.
Ngoài ra, nếu Ukraine gia nhập EU trong tình trạng chiến tranh, EU sẽ trở thành một bên xung đột với Nga theo điều khoản phỏng thủ chung của Hiệp ước Lisbon.
Bất chấp sự thiếu đoàn kết trong khối về tư cách thành viên của Ukraine, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết hôm 7/3 rằng: "Chúng tôi sẽ thảo luận về đơn xin gia nhập liên minh của Ukraine trong những ngày tới".
End of content
Không có tin nào tiếp theo