Quốc tế

Lý do thật F-35 quay đầu "bỏ chạy" khi gặp Su-57

Theo tờ Sohu, không phải khả năng tàng hình hay sức mạnh tấn công của Su-57 mà một nguyên nhân khác đã khiến F-35 Mỹ phải đổi hướng bay khi đối mặt.

Máy bay trinh sát Anh xâm nhập khu vực tác chiến của S-400 Nga tại Syria / Máy bay Mỹ bốc cháy khi căn cứ Simba bị tấn công

Tờ báo dẫn lời quan chức cấp cao giấu tên trong Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong cuộc thử nghiệm lần 2 ở Syria hồi cuối năm 2019, có 9 máy bay đi theo để bảo vệ sự an toàn của Su-57.

Trong số đó có 4 tiêm kích Su-35S với đầy đủ vũ khí đánh chặn, bốn máy bay tấn công mặt đất Su-25, cùng với đó là 1 chiếc máy bay cảnh báo sớm Tu-15MPS.

Tiêm kích Su-57 và F-35.
Tiêm kích Su-57 và F-35.

Với đội máy bay hộ tống tối tân như vậy, Su-57 đã không gặp phải bất kỳ khó khăn nào trên bầu trời Syria trong trường hợp thật sự đối đầu với F-35. Và chuyện tiêm kích Mỹ phải quay đầu bỏ đi thực sự không phải bởi sức mạnh của Su-57 mà do đội máy bay hộ tống đi kèm.

Ngoài ra, tờ Sohu còn cho biết thêm rằng, Su-57 được trang bị radar N036 mới, cho phép phi công kiểm soát hoàn toàn tình hình trên không trong phạm vi 300 - 400km.

Trong cuộc thử nghiệm lần 2 tại Syria, việc đánh giá tính năng của radar N036 chỉ là phụ, vì radar này đã được Nga kiểm nghiệm nhiều lần trên lãnh thổ của mình. Mục đích chính của Su-57 đó là thu hút các máy bay chiến đấu của Mỹ và Israel đến thách thức để kiểm nghiệm khả năng thực chiến.

Trên thực tế, thực hành là tiêu chí duy nhất để kiểm tra khả năng, và thực chiến là cách tốt nhất để kiểm tra hiệu suất vũ khí.

 

Dù kết quả cụ thể của những chuyến bay thử nghiệm tại Syria không được Nga tiết lộ nhưng theo giới quân sự Mỹ, dù Nga có thu được gì tại Syria thì Su-57 chưa bao giờ được đánh giá có thể ngang hàng với F-35 về công nghệ.

Để chứng minh F-35 thành dòng chiến đấu cơ hàng đầu thế giới với những công nghệ tối tân, Không quân Mỹ bắt đầu tích hợp Auto GCAS lên tiêm kích F-35. Đây là hệ thống có thể cứu mạng phi công và máy bay khi gặp tình huống nguy hiểm.

Trung tá Tucker Hamilton, chỉ huy Lữ đoàn FLTS 461 và là Giám đốc Lực lượng thử nghiệm tích hợp F-35 cho biết: "Đối với Auto GCAS, chúng tôi biết công nghệ này quan trọng như thế nào đối với phi công và chúng tôi làm mọi thứ trong khả năng của mình để hoàn thiện nó".

Auto GCAS là hệ thống lái tự động phòng tránh va chạm. Hệ thống này sẽ tự động kích hoạt trong tình huống khi máy bay xuống tới độ cao 2.500m, sau khi so sánh hướng bay của máy bay và dữ liệu địa hình mặt đất, hệ thống này sẽ tự nhận ra tình huống nguy hiểm là có thể đâm xuống đất.

Sau đó, Auto GCAS sẽ tự động điều khiển lấy lại thăng bằng cho máy bay và điều khiển máy bay lượn vòng bay lên. Tính từ lúc máy bay rơi tự do đến lúc máy bay lấy lại điều khiển chỉ mất không đến 10 giây. Hệ thống này đặc biệt quan trong với các tình huống phi công bất ngờ gặp vấn đề về sức khỏe và không điều khiển được máy bay.

 

Auto GCAS là một phần trong hệ thống lớn hơn có tên là Công nghệ phòng tránh va chạm với mặt đất do NASA, Không lực Mỹ và hãng Lockheed Martin phối hợp phát triển suốt nhiều năm qua. Hiện hệ thống lái tự động này mới bắt đầu được trang bị cho F-35, sau đó sẽ được tích hợp trên chiến đấu cơ thế hệ 5 F-22.

Không quân Mỹ khẳng định, trên thế giới hiện không có bất kỳ chiến đấu đấu cơ nào được trang bị hệ thống có tính năng tương tự như Auto GCAS, kể cả tiêm kích tàng hình Su-57 của người Nga.

Với việc tích hợp Auto GCAS, Mỹ đang khẳng định F-35 sở hữu những công nghệ đỉnh cao và đạt được thành công khiến Su-57 Nga phải mơ ước.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm