Quốc tế

Lý do Triều Tiên muốn có đội tàu ngầm 'khủng' nhất thế giới

Sự phụ thuộc của Triều Tiên vào tàu ngầm chứng tỏ một hiện thực khắc nghiệt đối với nước này: Hải quân, Không quân của Mỹ và Hàn Quốc mạnh vượt trội đến mức cách tốt nhất để hải quân Triều Tiên trụ vững là đi dưới lòng biển.

Nga chuyển giao quyền lực chuẩn bị cho thời kỳ hậu Putin? / Cựu Thủ tướng Nga Medvedev: Giải tán chính phủ là chuyện bình thường

Bình Nhưỡng luôn quyết tâm xây dựng một quân đội mạnh, và đảm bảo hải quân giữ các vai trò chiến dịch đặc biệt.

Lý do Triều Tiên muốn có đội tàu ngầm 'khủng' nhất thế giới
Ảnh minh họa.

Giờ đây, ở thế kỷ 21, Hải quân Triều Tiên dự kiến sẽ là cánh tay trên biển của lá chắn hạt nhân vững chắc.

Hải quân Nhân dân Triều Tiên (KPN) được tin là có khoảng 60.000 quân được trang bị vũ khí - chưa bằng 1/20 so với các lực lượng trên bộ của quân đội nước này (KPA). Thực tế đó khiến KPN giữ một vai trò phụ so với KPA. Lính KPN dành trung bình 5-10 năm phục vụ. Do vậy, dù các thủy thủ không có được trang thiết bị mới nhất, họ vẫn thực hiện nhiệm vụ rất thành thục. Và khá đông quân số phục vụ trong hạm đội tàu ngầm của KPN, vốn là một trong những hạm đội lớn nhất thế giới.

Năm 2001, nhà phân tích chuyên về Triều Tiên Joseph Bermudez ước tính KPN vận hành khoảng 52-67 tàu ngầm chạy điện-diesel.

Ngoài 4 tàu ngầm lớp Whiskey do Liên Xô cung cấp, Triều Tiên còn có 77 tàu ngầm lớp Romeo do Trung Quốc hỗ trợ, với 7 tàu được chuyển giao lắp ráp còn phần lớn giao bộ. Mỗi chiếc Romeo nặng tới 1.830 tấn khi ngập nước, tốc độ tối đa 13 hải lý và được vận hành bởi thủy thủ đoàn 54 người. Các tàu Romeo được trang bị 8 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm. Chủ tịch Kim Jong Un từng tham quan và đi tàu ngầm này trong đoạn video năm 2014.

Tuy nhiên, các tàu ngầm Triều Tiên hầu hết đều lạc hậu và đang dần bị loại bỏ. Năm 2015, Lầu Năm Góc tin Triều Tiên có 70 tàu ngầm không rõ chủng loại đang hoạt động. Theo một báo cáo đa quốc gia về vụ đánh chìm tàu hộ tống Cheonan của Hải quân Hàn Quốc, KPN đang vận hành 20 tàu lớp Romeo, 40 tàu ngầm ven biển lớp Sang-O (cá mập) và 10 tàu ngầm mini lớp Yono.

 

Tàu Sang-O hoạt động ven biển dài khoảng 34m, rộng gần 4m, lượng choán nước 275 tấn. Nó có tốc độ 13 km/h khi nổi và 16 km/h khi lặn. Có hai phiên bản của Sang-O, một được trang bị các ống phóng ngư lôi còn một có các phòng cách ly cho thợ lặn.

Triều Tiên có khoảng 10 tàu lớp Yono. Được chế tạo phái sinh từ một thiết kế của Iran, loại tàu này có lượng choán nước 130 tấn khi lặn, được trang bị 2 ống phóng ngư lôi 533mm và thủy thủ đoàn 20 người. Yono có thể chạy với tốc độ 20 km/h khi nổi và 7 km/h khi lặn.

Tàu ngầm mới nhất của Triều Tiên là một bước theo hướng khác. Tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Sinpo hoặc Gorae (Cá voi), còn được gọi là SSB. SSB dường như pha trộn bí quyết tàu ngầm từ các lớp trước với công nghệ phóng từ các tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Golf từ thời Chiến tranh Lạnh của Liên Xô.

Hồi những năm 1990, Triều Tiên đã nhập khẩu một số tàu lớp Golf nhưng dường như cho các mục đích tháo dỡ. Cả tàu lớp Golf và Gorae đều trang bị các ống phóng tên lửa. Các ống phóng được cho là để lắp tên lửa đạn đạo Pukkuksong-1 ("Polaris") hiện đang được phát triển. Nếu thành công, một lực lượng nhỏ các tàu Gorae có thể cung cấp khả năng tấn cộng hiệu quả, giúp Bình Nhưỡng có cơ hội đáp trả khi đối mặt với một đòn phủ đầu lớn.

Mặc dù có năng lực tối thiểu so với các hạm đội tàu ngầm nước khác, Triều Tiên thực sự vẫn có nhiều ưu thế. Và dù lỗi thời hay cũ kỹ, Triều Tiên vẫn có thể tận dụng về số lượng và yếu tố bất ngờ nếu xảy ra xung đột.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm