Quốc tế

MiG-29K có thể được Ấn Độ sử dụng ở biên giới với Trung Quốc và Pakistan

Tổng tư lệnh Không quân Ấn Độ Rakesh Bhadauria đã nói về khả năng sử dụng máy bay chiến đấu của Hải quân trong các hoạt động không liên quan đến lực lượng này, cụ thể đó là các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay MiG-29K.

Serbia bán 282 xe tăng T-55 nâng cấp cho Pakistan / Đụng độ ác liệt giữa quân đội Ấn Độ và Pakistan ở Kashmir

Trả lời câu hỏi về việc liệu các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay có thể được sử dụng trong các hoạt động tại biên giới với Pakistan hoặc Trung Quốc hay không, Tổng tư lệnh không quân Ấn Độ cho biết, những máy bay này có thể thực hiện các nhiệm vụ được giao không chỉ trong khuôn khổ hoạt động của Hải quân.

Chúng có thể làm nhiệm vụ trên không phận các khu vực sa mạc, trên các vùng lãnh thổ khác để bảo vệ biên giới đất nước. Tuy nhiên, việc sử dụng chiến đấu cơ MiG-29K trong các trường hợp như vậy chỉ có thể được thực hiện khi Hải quân Ấn Độ không có hoạt động quan trọng nào.

“Tất cả các phương tiện hàng không của chúng tôi phải được thống nhất. Để đạt được một mục tiêu cụ thể, điều này rất quan trọng. Nếu một nhiệm vụ chiến đấu trên sa mạc cần phải được hoàn thành, MiG-29K sẽ được cử đến sa mạc”, trích lời Tổng tư lệnh Không quân Ấn Độ.

Tiêm kích hạm MiG-29K

Tiêm kích hạm MiG-29K

MiG-29K (NATO định danh: Fulcrum-D) là tiêm kích đa năng dành cho tàu sân bay do phòng thiết kế Mikoyan phát triển vào cuối thập niên 1970. Nó được xây dựng trên nền tảng tiêm kích đa nhiệm MiG-29M. Mikoyan gọi phiên bản MiG-29K là máy bay thế hệ 4++, tương đương với Su-35S của Sukhoi.

MiG-29K được tích hợp kênh điều khiển tên lửa không đối không RVV-AE, cùng nhiều loại tên lửa chống hạm và diệt radar. Máy bay có thể sử dụng hàng loạt vũ khí dẫn đường có độ chính xác cao như Kh-29 hay KAB-500.

Máy bay được ứng dụng nhiều công nghệ làm giảm khả năng phát hiện của đối phương. Việc sử dụng sơn hấp thụ radar khiến tiết diện phản xạ radar của MiG-29K thấp hơn 4-5 lần so với phiên bản MiG-29 gốc. Động cơ RD-33MK cũng được cải tiến, giúp hạn chế độ bộc lộ hồng ngoại của máy bay. Kết hợp với thiết bị tác chiến điện tử và vũ khí tầm xa, khả năng sống sót trong chiến đấu của MiG-29K là rất cao.

Hải quân Ấn Độ đã nhận tổng cộng 45 chiến đấu cơ MiG-29K/KUB từ Nga theo 2 hợp đồng ký vào năm 2004 và 2010. Những chiếc máy bay này được trang bị cho phi đoàn 300 và 303 thuộc lực lượng Không quân Hải quân Ấn Độ đóng ở căn cứ Hansa ở Goa. Tuy vậy cho đến nay, Ấn Độ đã mất 2 MiG-29K/KUB do tai nạn.

ảnh 2
Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm