"Cường quốc quân sự" Ukraine xuống cấp đến mức... phải mua JF-17 của Pakistan
Ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine chỉ còn là cái bóng mờ của quá khứ, bằng chứng là mặc dù được thừa hưởng những công nghệ hàng không tiên tiến từ Liên Xô nhưng giờ đây họ lại phải đi mua tiêm kích của Pakistan.
Boeing bắt đầu giao hàng trực thăng Apache phiên bản 6 / Súng trường bắn tỉa Barrett MRAD - vũ khí “mơ ước” của quân đội Mỹ
Một phái đoàn của không quân Ukraine (UAF) do Tư lệnh - Đại tướng Sergei Drozdov dẫn đầu đã đến thăm Tổ hợp Hàng không Pakistan (PAF), dẫn tới suy đoán rằng Kiev đang xem xét việc mua tiêm kích được sản xuất tại đây.
"Chuyến thăm này không chỉ đơn thuần là nhằm mục đích xã giao. Lực lượng vũ trang Ukraine đang cố gắng khẩn trương thay thế tiêm kích MiG-29 và Su-27 được thừa hưởng từ thời Liên Xô".
"Với thời gian sử dụng trung bình 30 năm, các chiến đấu cơ này đã quá cũ để có thể tiếp tục hiện đại hóa", một nguồn tin ẩn danh trong ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine tiết lộ.
Truyền thông quốc tế đang hướng sự chú ý vào chiếc tiêm kích JF-17 Block III, chuyến bay đầu tiên của nó đã diễn ra vào tháng 1/2020, đồng thời PAF đã đăng tải bức ảnh về chuyến thăm của phái đoàn quân sự Ukraine tới cơ sở sản xuất.
Theo Defense World, tiêm kích JF-17 Block III thu hút sự quan tâm từ những người mua tiềm năng chủ yếu do giá thành rẻ, sự hiện diện của radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA).
Bên cạnh đó, máy bay còn được trang bị hệ thống dẫn đường mới nhất và tác chiến điện tử tiên tiến, tương tự như loại được lắp đặt trên những chiến đấu cơ đắt tiền hơn nhiều như F-16 Fighting Falcon hay JAS 39 Gripen.
UAF đã đàm phán với Saab vào năm 2014 để mua tiêm kích Gripen nhưng không thành. Kiev cũng quan tâm đến việc mua F-16, nhưng các ràng buộc về ngân sách đã không cho phép họ tiếp tục tiến hành thương vụ.
Mặc dù JF-17 Block III vẫn chưa được đưa vào sản xuất hàng loạt nhưng nó đã được một số quốc gia ở Trung Đông, Đông Nam Á và châu Phi đưa vào tầm ngắm và tỏ ý muốn sớm được sở hữu.
Điểm đáng nói nhất của JF-17 chính là giá thành dự kiến sẽ thấp hơn một nửa so với F-16 Block 70/72 Viper - phiên bản mới nhất của máy bay chiến đấu hạng nhẹ do Mỹ sản xuất.
Khác biệt lớn nhất giữa JF-17 Block III với các phiên bản cũ đó là hệ thống điện tử hàng không của nó mạnh hơn nhiều, xoay quanh radar mảng pha quét chủ động (AESA).
Loại radar AESA do Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) chế tạo có mã định danh LKF601E, nó có trọng lượng rất nhẹ chỉ 145 kg, dễ dàng gắn kết cho JF-17 cũng như nhiều chủng loại chiến đấu cơ khác.
Theo giới thiệu, radar LKF601E hoạt động trên băng tần X với băng thông 3 GHz, nó có khả năng phát hiện mục tiêu là máy bay tiêm kích hạng nhẹ từ cự ly 170 km, hoặc trên 200 km đối với chiến đấu cơ hạng nặng.
Radar LKF601E có thể theo dõi cùng lúc 15 mục tiêu và điều khiển tên lửa diệt 4 trong số đó; lập bản đồ mặt đất cách xa 300 km; nhận diện được tàu chiến có diện tích phản xạ radar 1.000 m2 cách 220 km.
Ngoài ra đặc trưng của radar AESA đó là nó có khả năng nhảy tần số rất nhanh, mang lại độ chính xác cao và tránh được các biện pháp đối kháng điện tử của đối phương.
Thành tích thực chiến của JF-17 cũng khá ấn tượng, khi phiên bản Block II đã bắn hạ chiếc MiG-21 Bison của Ấn Độ trong cuộc đụng độ tại Kashmir, đây là lựa chọn không tồi cho Ukraine với tình hình tài chính hiện nay của họ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Cột tin quảng cáo