MiG-35 chớp thời cơ hiếm có "hất cẳng" Rafale khỏi Ấn Độ?
Ấn Độ dự định mua hàng trăm tiêm kích Nga, bao gồm cả MiG-35 và Su-57? / Tiêm kích MiG-35 tìm được khách hàng mới?
Theo các nguồn tin, Nga một lần nữa đề nghị Ấn Độ mua một lô lớn máy bay chiến đấu MiG-35 do mình sản xuất, trong bối cảnh Pháp từ chối sản xuất tiêm kích đa năng Rafale mà Ấn Độ đã ký hợp đồng mua trước đó.
Thỏa thuận giữa Ấn Độ và Pháp đã bị phá vỡ và thực tế là New Delhi không muốn làm thất vọng kế hoạch tái vũ trang của không quân nước này, vì vậy giới truyền thông Nga hy vọng rằng Ấn Độ sẽ sẵn sàng mua máy bay chiến đấu của Moskva.
"Tờ nhật báo Hindustan Times của Ấn Độ cho biết, quyết định hoãn giao hàng là do phía Pháp đưa ra bởi mối đe dọa về sự lây lan của virus corona chủng mới gây dịch bệnh COVID-19 khiến các ngành công nghiệp của họ bị đình trệ việc sản xuất".
"Hiện tại ở Pháp, dây chuyền sản xuất của nhà sản xuất máy bay Dassault Aviation hoàn toàn ngừng hoạt động, đáng chú ý đây là đơn vị chủ chốt trong việc tạo ra máy bay chiến đấu cho Không quân Ấn Độ (IAF)".
"Kế hoạch kiểm dịch tại doanh nghiệp Pháp ban đầu được công bố cho đến ngày 31 tháng 3, tuy nhiên cần lưu ý rằng rất có thể nó sẽ được gia hạn thêm ít nhất 2 tuần nữa".
"Theo công bố ban đầu, 4 chiếc máy bay Rafale đầu tiên dự kiến sẽ bay đến một căn cứ không quân ở Ấn Độ vào tháng 5 năm 2020, nhưng kế hoạch này đã phải đối mặt với sự không chắc chắn do sự lan rộng nhanh chóng của dịch bệnh COVID-19", báo cáo của Military Review.
MiG-35 của Nga có thể chớp thời cơ "hất cẳng" Rafale của Pháp ra khỏi Ấn Độ? |
Trước khả năng vấn đề với đại dịch chỉ đang trở nên tồi tệ hơn, các chuyên gia không loại trừ việc Ấn Độ thực sự có thể cáo buộc Pháp phá vỡ hợp đồng, yêu cầu bồi thường và mua một lô máy bay chiến đấu của Nga, mà ở New Delhi trước đây đã bị bỏ rơi mà không có lý do rõ ràng.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhận định cho rằng suy luận của báo chí Nga tỏ ra rất thiếu chắc chắn, bởi quá trình chậm trễ giao hàng sẽ không diễn ra quá lâu, trong khi Ấn Độ rất ấn tượng với tính năng của chiếc Rafale thông qua hợp đồng đã ký kết.
Bên cạnh đó, tính năng của MiG-35 cũng bị đặt dấu hỏi lớn khi ngay cả Không quân Nga cũng đang miễn cưỡng ký hợp đồng nhỏ giọt mục đích nhằm cứu nhà sản xuất. Đặc biệt nhất là chiếc MiG-35 thực chất đã là chiến đấu cơ hạng nặng khi trọng lượng cất cánh tối đa của nó sánh ngang F-15C mà tính năng thua xa dòng Su-30MKI mà IAF đang khai thác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo