Quốc tế

Mikoyan: Thay đổi như Sukhoi để thoát hiểm

Số lượng đơn hàng ít, lượng máy bay được đặt hàng quá thấp, Mikoyan đang ở trong giai đoạn cực kỳ khó khăn so với Sukhoi. Và điều đó phải thay đổi….

Báo Mỹ chê "cú đấm thép" của tiêm kích Sukhoi không hiệu quả / Khám phá “bom bay” của siêu tiêm kích Sukhoi Su-57 Nga

Mikoyan đang phát triển máy bay tấn công không người lái

Tập đoàn Mikoyan – cha đẻ của loạt máy bay nổi tiếng dòng MiG – đã kỷ niệm 80 năm thành lập hôm 8 tháng 12. Tại buổi lễ kỷ niệm, giới lãnh đạo tập đoàn đã tiết lộ một số định hướng phát triển vũ khí của mình.

Thông cáo khẳng định rằng sản phẩm tiêm kích chủ lực của Tập đoàn được coi là một “tổ hợp hàng không đa chức năng tối tân”, tức MiG-35 được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của Bộ Quốc phòng Nga theo hợp đồng được ký kết tại Diễn đàn Kỹ thuật - Quân sự 2018 (Army-2018).

Thông cáo báo chí của Tập đoàn khẳng định, hiện nay, một số tiêm kích đa năng MiG-35 đã được khách hàng khai thác.

Ngoài ra, tập đoàn này đang hiện đại hóa tiêm kích đánh chặn MiG-31 có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và hiện đang được Lực lượng Không quân vũ trụ Nga vận hành. Đây là dòng tiêm kích “có một không hai” trên thế giới với khả năng mang các tên lửa đánh chặn vệ tinh và tên lửa siêu thanh tấn công mặt đất tầm xa Kinzhal.

Ngoài ra, một thông tin rất đáng chú ý cũng được tiết lộ là Tập đoàn Mikoyan đang phát triển loại máy bay tấn công không người lái (UCAV) có thể hoạt động đồng bộ với hệ thống chỉ huy thông tin duy nhất với chiến đấu cơ dòng MiG và loạt máy bay khác, cơ quan truyền thông của doanh nghiệp này tiết lộ với giới truyền thông Nga.

"Tập đoàn MiG đang nghiên cứu chế tạo các tổ hợp hàng không dựa trên nền tảng máy bay không người lái tốc độ cao. Các mẫu máy bay được phát triển sẽ có tiềm lực chiến đấu cao và được sử dụng đồng bộ với hệ thống chỉ huy thông tin duy nhất với tiêm kích MiG-35 cũng như các tổ hợp hàng không khác" - thông báo cho biết.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng, Mikoyan đang phát triển mô hình tiêm kích thế hệ 4 MiG-35 kết hợp với một máy bay tấn công không người lái cũng tương tự như mô hình tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 song hành với UCAV S-70 Okhotnik của Sukhoi.

Như vậy, Mikoyan đang dự định biến MiG-35 thành hạt nhân trong một nhóm tấn công đường không tương lai, trong đó, mỗi máy bay MiG-35 sẽ chỉ huy một nhóm UCAV có nhiệm vụ đánh chặn máy bay địch xâm nhập hoặc mang vũ khí tấn công vào lãnh thổ địch, tương tự như nhiệm vụ mà Su-57 và UCAV UCAV S-70 Okhotnik của Sukhoi sẽ làm.

Đây là một yếu tố rất quan trọng trong định hướng tác chiến tương lai của không quân Nga, mà Mikoyan phải bắt kịp để không bị tụt hậu xa hơn so với Sukhoi.

MiG-35 của Mikoyan không được đánh giá cao bằng Sukhoi Su-35

MiG-35 của Mikoyan không được đánh giá cao bằng Sukhoi Su-35

Mikoyan đang phát triển theo con đường của Sukhoi?

Trong hai thập niên qua, sự phát triển của Tập đoàn Mikoyan đang trên con đường đi xuống và có phần lép vế hơn so với Sukhoi. Mikoyan đang lâm vào tình trạng khó khăn, khi chủng loại máy bay được đặt hàng chỉ còn MiG-29 và MiG-31; số lượng đơn hàng của Bộ Quốc phòng Nga quá thấp, còn đơn hàng nước ngoài cũng hầu như không có; trong khi số lượng máy bay đặt trong mỗi đơn hàng cũng rất ít.

Trong dự án máy bay tàng hình thế hệ 5, Su-57 (trước đây là PAK FA Sukhoi T-50) đã được Bộ Quốc phòng Nga lựa chọn, các tiêm kích thế hệ 4++ của Sukhoi như Su-30, Su-35 cũng được Không quân Nga và các khách hàng nước ngoài ưa chuộng hơn.

 

Ngược lại, thị phần của MiG-29 của Mikoyan đang bị thu hẹp, chỉ còn bán được vẻn vẹn vài chục chiếc cho Ấn Độ, trong khi MiG-31 chỉ được sản xuất riêng cho không quân Nga, còn MiG-35 mới chuẩn bị được trang bị và cũng chưa nhận được đơn hàng nào từ nước ngoài, ngay cả không quân Nga cũng rất dè dặt khi đề cập đến MiG-35. Các hợp đồng nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng máy bay MiG đời cũ đã bán cho các nước khác cũng không còn do các máy bay này cũng dần dần bị loại biên.

Sở dĩ có tình trạng này là do máy bay của Sukhoi có thiết kế khí động học tốt hơn, sử dụng động cơ của Saturn mạnh mẽ và linh hoạt hơn, đa năng hơn, mang được nhiều vũ khí hơn, còn tiềm năng nâng cấp và đặc biệt quan trọng là có nhiều tùy chọn hơn, có thể tích hợp nhiều vũ khí của nước ngoài hơn; trong khi đó lại là những điểm yếu của máy bay MiG. Các máy bay dòng MiG thường thiên về thiết kế đánh chặn, thiết kế khí động học kém về khả năng tàng hình, sử dụng động cơ Klimov có lực đẩy thấp hơn, kém linh hoạt hơn; khả năng mang tải và tùy chọn vũ khí kém hơn; trong khi các hệ thống thiết bị trên máy bay cũng lạc hậu hơn.

Do đó, đến đời MiG-35, Mikoyan đã chuyển hướng sang thiết kế tiêm kích đa năng, mang theo nhiều loại vũ khí, có khả năng tác chiến toàn diện đối không, đối hải, đối đất và có nhiều nâng cấp về các thiết bị điện tử hàng không, radar, hệ thống điều khiển hỏa lực…

Và với định hướng mới nhất về việc chế tạo UCAV được kết nối với MiG-35, dường như Mikoyan đang thay đổi theo xu hướng của Sukhoi để có thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, con đường của Mikoyan vẫn còn rất nhiều gian nan, do MiG-35 hiện nay vẫn chưa được đánh giá cao như Su-35, còn UCAV của Mikoyan vẫn chưa hoàn tất như S-70 Okhotnik của Sukhoi.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm