Mổ xẻ “mắt thần” trinh sát ít xuất hiện của Pháo binh Việt Nam
Dù đến nay đã có phần cũ kỹ, lạc hậu, cần có những gói nâng cấp mới nhưng trong quá khứ, Binh chủng Pháo binh Việt Nam cũng từng sử dụng hệ thống radar trinh sát rất đặc biệt mang tên SNAR-10.
Tàu tuần tra L’Adroit của Pháp sẽ giúp Hải quân Việt Nam thêm phần sức mạnh? / Việt Nam có Kilo, lực lượng tàu ngầm Indonesia có gì để nổi danh Đông Nam Á?
Theo một bức ảnh được trưng bày tại Bảo tàng Pháo binh thì hiện Việt Nam có trong trang bị hệ thống radar đặc biệt này. Ảnh: Phân đội radar trinh sát pháo binh mặt đất của Tiểu đoàn chỉ huy C7 (Binh chủng Pháo binh) thực hành trinh sát bắt mục tiêu. Nguồn: Facebook Giáo dục Quốc phòng
Hệ thống radar trinh sát SNAR-10 có khả năng phát hiện, định vị các mục tiêu tĩnh, di động (khẩu đội pháo kéo, pháo tự hành, xe bọc thép, thậm chí là cả bộ binh địch) trên đất liền; mục tiêu trên mặt biển (tàu xuồng) và kể cả trực thăng.
Đài radar trinh sát pháo binh SNAR-10 được thiết kế trên cơ sở khung gầm xe thiết giáp đa năng MT-LB. Xe được bọc giáp dày 14mm, nặng 11,9 tấn, dài 6,45m, rộng 2,86m, cao 1,86m, kíp lái 2 người. MT-LB có khả năng cơ động tốt với động cớ diesel 240 mã lực cho tốc độ 61km/h trên đường bẳng phẳng, có khả năng lội nước.
Để xác định vị trí và hướng của mục tiêu, radar SNAR-10 có hệ thống dẫn đường tích hợp và thiết bị địa hình kết nối với radar trinh sát xung doppler hai chiều bước sóng 8 mm 1RL127 đặt trên nóc xe. Trong ảnh, anten radar được đặt ở tháp pháo xoay nằm đuôi xe MT-LB.
Trong chế độ xung, 1RL127 không thể phân biệt được mục tiêu di động và cố định trên một chiến trường bão hòa. Để phát hiện đối tượng đang di chuyển, nó phải sử dụng chế độ doppler. Ảnh: Mạng anten 1RL127 nhìn từ phía sau xe.
SNAR-10 có khả năng phát hiện mục tiêu di động trên mặt đất ở cự ly 17km; khẩu đội pháo khi khai hỏa là từ 4-10km; mục tiêu mặt biển là 30km và các loại pháo từ tàu chiến là 14-23km. Tầm trinh sát tối đa đạt 40-50km.
Vì được thiết kế từ những năm 1970, nên radar trinh sát SNAR-10 có phần lạc hậu. Chính vì vậy, Nga đã thực hiện chương trình nâng cấp lớn nhằm giúp tổ hợp radar này thích nghi với chiến tranh hiện đại. Một trong những gói nâng cấp nổi bật nhất là SNAR-10M1 1RL232-1M do NPO Strela nâng cấp và giới thiệu lần đầu tại triển lãm Oboronexpo 2014.
SNAR-10M1 định vị các đoàn xe di chuyển (tên lửa, pháo binh và đơn vị cơ giới), mục tiêu mặt đất di chuyển đơn nhất (xe tăng, ô tô, xe bọc thép, một nhóm binh sĩ hoặc thậm chí là một binh sĩ), các mục tiêu mặt biển (tàu tuần tra, tàu chiến, tàu đổ bộ...) và mục tiêu bay thấp (trực thăng, UAV). Việc định vị chính xác mục tiêu cho phép điều chỉnh hỏa lực pháo binh tiêu diệt.
1RL127 được thay thế bằng hệ thống radar mới trang bị các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại bên trong và ra bên ngoài với hệ thống truyền dữ liệu tự động, hệ thống định vị tự động với bản đồ địa hình kĩ thuật số và hệ thống định vị vệ tinh. Trang bị tiêu chuẩn của SNAR-10M1 bao gồm hệ thống định vị toàn cầu GLONASS/GPS, bản đồ kỹ thuật số, trang bị liên lạc.
Trang bị radar mới và trạm điều hành hiệu suất cao cho phép radar trinh sát và xử lý dữ liệu có phạm vi lên đến 40km. Ảnh: Anten radar trong trạng thái hành quân.
Ảnh: Giao diện làm việc tiên tiến, trực quan, sinh động. Radar SNAR-10M1 hoạt động với kíp xe 4 người và các hệ thống radar có thể hoạt động tự chủ tới 3 ngày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Radar trinh sát SNAR-10 (định danh của Tổng cục Pháo binh BQP Liên bang là 1RL232) do Liên Xô phát triển trong giai đoạn từ 1966-1971, được sản xuất từ 1970-1991 với số lượng khoảng 900 bộ.