Việt Nam có Kilo, lực lượng tàu ngầm Indonesia có gì để nổi danh Đông Nam Á?
Hiện tại ở Đông Nam Á, cùng với Việt Nam, Indonesia cũng là quốc gia có lực lượng tàu ngầm mang sức mạnh rất ấn tượng, xứng đáng thuộc top hàng đầu khu vực.
Tàu ngầm Kilo mới nhập biên của Myanmar khác gì Kilo Việt Nam đang sở hữu? / Tàu ngầm Nga chìm cùng ụ nổi
Trong biên chế của hải quân Indonesia hiện tại đang có hai lớp tàu ngầm. Đầu tiên với số lượng nhiều nhát là lớp tàu ngầm Nagapasa - lớp tàu ngầm được cải biên từ phiên bản tàu ngầm Type 209 do Đức thiết kế. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại, lực lượng tàu ngầm Indonesia đang có trong biên chế ba tàu ngầm loại này. Các tàu ngầm này được Hàn Quốc chuyển giao công nghệ đóng mới cho phía Indonesia. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tàu có kích thước khá nhỏ, giãn nước khoảng 1400 tấn khi lặn, chiều dài 61 mét, lườn rộng 6,3 mét, mớn nước khi nổi tối đa 5,5 mét và có động cơ công suất 5000 mã lực. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tàu ngầm có khả năng hoạt động ở tốc độ tối đa 11 hải lý giờ tương đương 20 km/h khi nổi. Khi lặn, các tàu ngầm lớp này của Indonesia di chuyển được với tốc độ tối đa 21 hải lý giờ - tương đương 39 km/h. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tàu được trang bị hệ thống vũ khí bao gồm 8 ống phóng ngư lôi 533mm kèm theo đó là mang theo được 14 ngư lôi dự trữ. Loại tàu ngầm này cũng có thể phóng được tên lửa chống hạm Harpoon qua ống phóng ngư lôi. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại, Hải quân Indonesia đang đặt hàng thêm ba tàu ngầm lớp Nagapasa để tăng cường sức mạnh cho lực lượng của mình. Khi ba tàu ngầm này được vào biên chế, sức mạnh của binh chủng tàu ngầm Indonesia khi đó sẽ được nâng lên vài bậc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện tại, phía Indonesia còn hai tàu ngầm lớp Cakra trong biên chế. Đây là các tàu ngầm được Đức đóng mới, lần lượt mang số thân là 401 và 402. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các tàu ngầm này được đóng theo lớp Type 209 do Đức sản xuất. Các tàu ngầm này cũng đã được Indonesia thuê Daewoo của Hàn Quốc để nâng cấp hồi năm 2004 và 2006. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù cùng là lớp tàu ngầm cải biên từ phiên bản gốc Type 209, tuy nhiên lớp Nagapasa của Indonesia lại là phiên bản 1400, trong khi đó lớp Cakra cũ hơn hiện đang phục vụ trong biên chế lực lượng này lại là bản 1300. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoại trừ kích thước và số lượng thuỷ thủ đoàn khác nhau, hai lớp tàu ngầm này đều có các thông số kỹ thuật, vũ khí tương đồng, phù hợp. Nguồn ảnh: Pinterest.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Xứ sở vạn đảo Indonesia về mặt lý thuyết đáng lẽ ra cần có lực lượng tàu ngầm đông đảo hơn để bảo vệ lãnh hải rộng mênh mông của mình. Tuy nhiên trên thực tế, quốc gia này lại có lực lượng tàu ngầm được đánh giá là không quá nổi bật. Nguồn ảnh: Pinterest.