Một xe diệt tăng tự hành của Ba Lan hạ gục được cả tiểu đoàn T-14 Armata?
Đối đầu phương tiện diệt tăng tự hành trang bị số lượng lớn tên lửa Brimstone của Ba Lan thì các loại xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga bao gồm cả T-14 Armata cũng rất khó chống cự nổi.
Đài Loan nâng cấp pháo chính cho hàng loạt xe tăng chiến đấu chủ lực / Xe tăng M60 Patton "lột xác" sánh ngang T-72B3 nhờ gói nâng cấp cực mạnh
Khung gầm của tổ hợp tên lửa chống tăng này là xe chiến đấu bộ binh BWP-1 (phiên bản BMP-1 do Ba Lan sản xuất) hoặc đặt trên khung xe cơ sở của pháo tự hành K9 Thunder mà Ba Lan mua của Hàn Quốc.
Trên mỗi xe diệt tăng dùng khung gầm BWP-1 hay K9 sẽ lắp từ 1 tới 3 container ống phóng, mang theo 12 - 24 tên lửa Brimstone trong trạng thái sẵn sàng khai hỏa, tạo ra sức mạnh cực kỳ đáng gờm.
Hệ thống vũ khí diệt tăng tự hành này được Ba Lan xem như phương tiện hữu hiệu để ngăn chặn các binh đoàn xe tăng đông đảo của Nga trong trường hợp nổ ra xung đột, họ tự tin rằng nó đủ sức đánh bại cả T-14 Armata.
Tên lửa chống tăng Brimstone nguyên bản là loại không đối đất, nó đạt tới tầm bắn trên 20 km khi bắn từ máy bay, nếu triển khai từ mặt đất thì thông số này giảm xuống còn khoảng trên 10 km.
Tuy vậy tầm bắn này vẫn ở ngoài khả năng đáp trả của mọi loại xe tăng tiên tiến nhất hiện nay, khi tên lửa chống tăng phóng qua nòng chỉ đạt được trên dưới 5 km.
Như vậy, mỗi xe chống tăng tự hành trang bị tên lửa Brimstone của Ba Lan kết hợp với máy bay trinh sát không người lái sẽ đủ sức diệt tới cả tiểu đoàn T-14 Armata của Nga sau mỗi loạt đạn lớn.
Tên lửa Brimstone với khả năng "phóng và quên" hiện đại, trang bị đầu đạn có sức công phá lớn, đầu dò tinh vi và chế độ đánh "top attack" sẽ bảo đảm tiêu diệt tất cả các xe tăng chỉ với một phát bắn.
Hướng đi của Ba Lan được đánh giá là rất phù hợp, bởi trang bị các tổ hợp diệt tăng tự hành có khả năng phóng ngoài tầm nhìn là xu hướng đang được ưa chuộng trên thế giới.
Có thể kể ra đây các hệ thống vũ khí tương đương như Spike NLOS của Israel, AFT-10 của Trung Quốc với tên lửa HJ-10 hay mới nhất là tổ hợp Nag do Ấn Độ chế tạo.
Để chống lại đòn tấn công từ "kẻ thù giấu mặt", xe tăng chỉ có thể trông chờ vào các biện pháp phòng vệ từ cổ điển tới hiện đại như tung màn khói ngụy trang hay đánh chặn đạn thông qua các hệ thống APS.
Tuy nhiên, hiệu quả của các biện pháp này đang bị nghi ngờ rất nhiều, thậm chí giải pháp cũ như tung màn khói đã được chứng minh là hoàn toàn vô tác dụng trước các loại đầu dò tối tân ngày nay.
Trong khi đó các hệ thống phòng vệ chủ động có khả năng hoạt động như tổ hợp phòng không bằng cách bắn đạn đánh chặn lại chưa chứng minh được độ tin cậy trong thực tế.
Bởi vậy Nga chắc chắn phải suy tính lại về cách bố trí lực lượng xe tăng của mình giáp biên giới Ba Lan, khi Warsaw bắt đầu trang bị hàng loạt phương tiện diệt tăng vô cùng lợi hại.
Theo Việt Dũng/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Trong khuôn khổ triển lãm quốc phòng MSPO 2019, tập đoàn MBDA của châu Âu cùng với PGZ của Ba Lan đã chính thức ra mắt tổ hợp chống tăng tự hành sử dụng tên lửa tối tân Brimstone.