Muốn bảo vệ Kaliningrad, Nga sẽ không dại tấn công hạt nhân Ba Lan?
Chưa cần NATO trả đũa, toàn bộ lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad và hầu hết phần phía Tây sẽ hứng chịu hậu quả nặng từ đòn tấn công hạt nhân của chính Nga.
Triều Tiên tuyên bố không đàm phán hạt nhân với Mỹ / Chuyển vũ khí mạnh sau bom hạt nhân cho Syria, Nga quyết ‘nhổ cỏ tận gốc’ phiến quân?
Các chuyên gia có thể chứng minh rằng Ba Lan sẽ tránh được việc sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga, bởi vì nếu điều này xảy ra, hơn 1 triệu người Nga sống ở khu vực Kaliningrad cũng sẽ phải hứng chịu thiệt hại nặng nề.
Trang Avia cho biết, lý do chính khiến Nga sẽ không thể thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân vào Ba Lan là một bản đồ gió, cho thấy rõ ràng rằng tất cả các hạt phóng xạ sẽ bị thổi bay tới khu vực Kaliningrad.
Chi tiết nguy hiểm hơn nhiều thậm chí còn được chỉ ra khi hầu hết lãnh thổ phía Tây của Liên bang Nga cũng như nước láng giềng Belarus đều sẽ bị ô nhiễm phóng xạ.
Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự của khối NATO nói rằng lý do cho một cuộc tấn công hạt nhân của Nga nhằm vào Ba Lan là không thực sự hiện hữu.
"Không có cơ sở chiến lược quan trọng hay căn cứ quân sự đặc biệt nào nằm trên lãnh thổ Ba Lan mà Nga phải sử dụng đến vũ khí hạt nhân".
"Nếu cần thiết, các hệ thống tên lửa chiến thuật (ví dụ như Iskander-M) sẽ dễ dàng đối phó với nhiệm vụ này, khi chúng bao phủ tới 90% lãnh thổ Ba Lan”.
“Trong trường hợp cần phát động một cuộc tấn công hạt nhân thì chúng ta có thể nói về những khoản phí tương đối nhỏ", chuyên gia của Avia nhận xét.
Thực tế cũng cho thấy những cuộc tấn công phủ đầu bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M đủ khả năng phá hủy các mục tiêu quân sự chủ chốt trên đất Ba Lan mà không khiến cho vùng Kaliningrad hay các khu vực giáp biên giới bị nhiễm xạ.
Và yếu tố quan trọng nhất đã được nhắc tới đó là nếu Nga thực hiện đòn tấn công hạt nhân vào Ba Lan - một thành viên của khối Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) thì cũng đồng nghĩa tuyên chiến với cả khối.
Khi đó, chắc chắn NATO cũng đưa ra phản ứng tương tự, biện pháp đầu tiên đó là dùng bom hạt nhân chiến thuật B61-12 thực hiện các đòn tấn công kiểu "phẫu thuật" vào các cơ sở quân sự Nga nằm ở phía Tây nước này.
Sắp tới Ba Lan sẽ đưa vào biên chế tổng cộng 32 tiêm kích tàng hình F-35A Lightning II, họ hoàn toàn có khả năng được Mỹ chuyển giao bom hạt nhân chiến thuật B61-12.
Giới chức quân sự Nga cho rằng các đài radar cảnh giới của họ chưa có khả năng cảnh báo sớm đối với tiêm kích tàng hình F-35 nếu chiến đấu cơ thế hệ 5 này thực hiện chiến thuật bay thấp xâm nhập.
Còn nếu như chiến tranh hạt nhân leo thang thì hậu quả sẽ vô cùng lớn đối với cả hai bên, trong đó Nga sẽ bị thất thế vì một mình phải chống cả khối NATO.
Nhưng viễn cảnh này chắc chắn sẽ khó diễn ra vì tình hình thế giới hiện tại chưa tiềm ẩn nguy cơ cao đến mức như thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Bất chấp các tuyên bố thường xuyên trên các phương tiện thông tin truyền thông rằng trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với NATO, Nga có thể dễ dàng tiêu diệt Ba Lan bằng các cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu nhưng thực tế không dễ như vậy.