Quốc tế

Mỹ bán P-3C không vũ khí cho Argentina

Theo Flight Global, Bộ Ngoại giao Mỹ đang cân nhắc kế hoạch bán máy bay trinh sát săn ngầm P-3C Orion cho Hải quân Argentina.

Armenia chuẩn bị mua lượng lớn vũ khí tối tân của Nga / Soi dàn vũ khí "khủng" của Thái Lan chuẩn bị mừng sinh nhật quân đội

Hiện Hải quân Argentina và Mỹ đã gần hoàn tất quá trình đàm phán thương vụ dự kiến trị giá hơn 78 triệu USD sẽ bao gồm 4 chiếc P-3C Orion cùng các trang thiết bị đi kèm như động cơ, radar, hệ thống điện tử, hệ thống thông tin liên lạc, cảm biến quang - điện/hồng ngoại (EOIR).

Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C.

Nếu thương vụ được hiện thực hóa, hợp đồng trên sẽ được thực hiện theo chương trình bán vũ khí cho nước ngoài (FMS) của chính phủ Mỹ. Argentina có nhu cầu mua P-3C Orion nhằm thay thế phi đội máy bay P-3B Orion (phiên bản cũ hơn P-3C Orion) đã sắp đến thời hạn bị loại biên. Nhằm tạo thuận lợi cho công tác huấn luyện, khai thác, bảo dưỡng nên Argentina tiếp tục lựa chọn phiên bản P-3C của của Hải quân Mỹ.

Ý định mua máy bay P-3C của Mỹ đã khá rõ ràng nhưng theo giới chuyên gia, kể cả khi mỹ đồng ý bán P-3C, Hải quân Argentina chỉ tăng thêm khả năng trinh sát cho Hải quân trong khi năng lực tấn công ngầm vẫn không thay đổi bởi trong các cuộc dàm phán mua sắm, Mỹ chỉ đồng ý bán máy bay và trang thiết bị đi kèm nhưng không có tên lửa chống hạm/ngầm - cách bán hàng bị ràng buộc về chính trị của Mỹ.

Trong khi đó, tờ Sputnik dẫn lời Đại sứ Nga tại Argentina Dmitry Feoktiskov cho biết, Moscow sẵn sàng bán bất kỳ vũ khí tối tân nào cho Argentina mà không kèm theo bất kỳ điều kiện ràng buộc nào liên quan đến chính trị.

"Chỉ cần chính quyền Argentina ra yêu cầu, chúng tôi sẽ gửi báo giá và cùng nhau thảo luận về các chính sách. Sẽ không có bất kỳ ràng buộc chính trị nào. Vấn đề duy nhất ở đây là tình hình kinh tế cũng như chính sách chi tiêu quốc phòng của Argentina đang làm giảm sự hợp tác quân sự giữa hai quốc gia.

 

Khi Argentina sẵn sàng, chúng tôi sẽ chuyển giao kể cả vũ khí hiện đại nhất của Nga mà không có thêm điều kiện chính trị nào ràng buộc. Cách làm này là hoàn toàn khác một số nước đôi khi thực hiện", Đại sứ Feoktiskov nói.

Những chia sẻ của Đại sứ Feoktiskov cho thấy đang nhắc khéo về cách làm của Mỹ, khi các hợp đồng vũ khí của họ thường đi kèm với những ràng buộc chính trị, quan hệ giữa hai chính phủ để duy trì sự ảnh hưởng của Washington.

Về phía Argentina, vị đại sứ Nga cũng phân tích rằng chính quyền Buenos Aires không có nhiều động lực chi trả kinh phí quốc phòng khi mà họ tự đánh giá không có đe dọa quân sự. Tuy nhiên, giới chức Buenos Aires cũng cho rằng đã đến lúc cần nâng cấp, hiện đại hóa trang thiết bị vũ khí cho quân đội của họ.

Những gì mà Nga đề cập cho thấy họ rất hào hứng và cởi mở khi tham gia vào cuộc cạnh tranh thị trường vũ khí của khu vực Mỹ Latinh. Tuy nhiên, để có thể thay thế được vai trò của Washington trở thành nguồn cung vũ khí chủ đạo trong khu vực này vẫn còn nhiều thách thức đối với Nga.

Có thể thấy rằng Nga sẽ phải đối mặt với hai thách thức khi tham gia vào thị trường vũ khí ở Argentina nói riêng và Mỹ Latinh nói chung: chen chân được vào các thể chế chính trị thân Mỹ và cạnh tranh được về giá cả và chất lượng với Trung Quốc tại khu vực là những thách thức Nga cần phải vượt qua.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm