Mỹ bất ngờ điều "pháo đài bay" B-1B Lancer đến Nhật Bản
Không quân Mỹ đã triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer đến Nhật Bản trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng.
Nhật Bản phát triển tên lửa siêu thanh 'dành riêng' cho tàu sân bay Trung Quốc / Nhật Bản bất ngờ xóa số hiệu của siêu tàu ngầm khiến đối phương bất an
Một máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer đã bay từ lục địa Mỹ đến Nhật Bản vào ngày 22/4, để cùng hoạt động với 15 máy bay chiến đấu của Nhật Bản.
Phi cơ B-1B Lancer đã bay trong thời gian 30 giờ từ căn cứ không quân Ellsworth, bang South Dakota (Mỹ) đến căn cứ không quân Misawa, nơi nó hội quân cùng 7 tiêm kích F-2 và 8 tiêm kích F-15 của lực lượng phòng vệ đường không Nhật Bản (JASDF).
Nhóm máy bay đã tiến hành hoạt động huấn luyện trên khu vực huấn luyện Draughon, gần căn cứ không quân Misawa, một phần của lực lượng ném bom liên hợp, thuộc Bộ tư lệnh chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương và Bộ tư lệnh Chiến lược Mỹ.
Tuần trước, 5 máy bay ném bom chiến lược B-52H đã bay từ căn cứ không quân trên đảo Guam đến căn cứ không quân Minot, bang North Dakota, chấm dứt việc triển khai quay vòng 6 tháng của không quân ném bom tầm xa đến đảo Guam diễn ra từ năm 2004.
Trong một tuyên bố, không quân Mỹ cho biết việc làm mới mô hình triển khai nhằm mục tiêu làm cho đối phương không thể đoán trước được về địa điểm hoạt động của không quân chiến lược Mỹ.
Mô hình mới cho phép máy bay ném bom chiến lược hoạt động ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương có thể triển khai từ một loạt các địa điểm rộng lớn hơn, cả trên lục địa Mỹ và ở nước ngoài, thông cáo của không quân Mỹ cho biết.
Hoạt động của máy bay ném bom B-1B Lancer hôm 22/4 thể hiện cam kết không ngừng nghỉ của Mỹ đối với an ninh và ổn định ở khu vực Thái Bình Dương, tướng Charles Brown Jr, chỉ huy không quân Mỹ ở Thái Bình Dương cho biết.
“Từ khi đối mặt với các mối đe dọa vô hình như đại dịch Covid-19 để giải quyết các hoạt động xâm lược và cưỡng chế quân sự, chúng tôi vẫn là một lực lượng quan trọng, việc đổi mới triển khai có thể tập trung vào một tầm nhìn chung về việc duy trì một Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, tướng Brown nói.
Đây là lần thứ 2 trong năm nay, một máy bay ném bom chiến lược căn cứ tại Mỹ tiến hành huấn luyện chung với JASDF. Lần gần nhất mà phi cơ B-1B Lancer hoạt động ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là vào tháng 1/2018.
B-1B Lancer là phi cơ tàng hình cánh cụp cánh xòe, có khả năng di chuyển với tốc độ gần bằng vận tốc âm thanh ở độ cao dưới 1.000m. Những chiếc B-1B ra đời nhằm thay thế vai trò phi cơ ném bom chiến lược của pháo đài bay B-52.
Tùy từng điều kiện hoạt động, cánh của B-1B Lancer có khả năng duỗi thẳng hoặc xếp chéo, giúp máy bay trở nên linh hoạt hơn trong tác chiến.
Ngoài ra loại máy bay này mang trong mình khả năng tàng hình nhẹ khi sử dụng công nghệ sơn hấp thụ sóng radar.
B-1B Lancer hiện là chiếc máy bay có tải trọng bom đạn lớn nhất thế giới, chúng có thể mang 84 bom Mk-82, 24 bom thông minh GBU-31 JDAM, 48 bom thông minh GBU-38 JDAM, 12 bom lượn AGM-154 JSOW (còn gọi là vũ khí tấn công ngoài tầm phòng không điểm), hoặc 24 tên lửa AGM-158 JASSM tầm bắn 370km. Tổng tải trọng vũ khí của B-1B lên đến 57 tấn.
Lần đầu thực chiến của B-1B là trong chiến dịch Cáo sa mạc, tiếp đến B-1B Lancer đã dội bom vào đối phương trong chiến tranh Afghanistan, Iraq và mới đây nhất là Syria.
Hiện tại quân đội Mỹ vẫn tiếp tục duy trì sự hoạt động của đội ngũ máy bay B-1B gồm 67 chiếc. Chúng đang đóng vai trò là lực lượng máy bay ném bom chiến lược và là lực lượng răn đe hạt nhân của Mỹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo