Mỹ bỏ hiệp ước hạt nhân với Nga, Trung Quốc 'giật mình'?
Mỹ run sợ trước động thái hợp tác này của Nga và Trung Quốc / Mỹ truy tố 10 nhân viên tình báo Trung Quốc đánh cắp công nghệ hàng không
Mỹ rút khỏi INF có nhằm vào Trung Quốc?
Giới chuyên gia đánh giá quyết định rút khỏi INF của Chính quyền Tổng thống Trump không chỉ nhắm đến Nga, mà còn cả Trung Quốc và bước đi này nhiều khả năng sẽ khiến Trung Quốc phải điều chỉnh chính sách.
Tên lửa đạn đạo DF-21D của Trung Quốc xuất hiện trong một cuộc diễu binh. Ảnh: Newsweek
Giải thích của Mỹ về lý do rút khỏi INF không được nhiều chuyên gia, trong đó có một số nhà phân tích Trung Quốc, tán đồng. Họ cho rằng, đây là hành động “nhất cử lưỡng tiện” của Washington, tức là vừa gây sức ép với Nga vừa nhằm đối phó với Trung Quốc. Nhận định đó không phải là không có cơ sở xét trong bối cảnh quan hệ Washington-Bắc Kinh đang leo thang căng thẳng trên nhiều lĩnh vực từ thương mại cho tới quân sự. |
Kể từ thời cựu Tổng thống Bill Clinton, Mỹ đã nhiều lần kêu gọi Bắc Kinh tham gia Hiệp ước INF do lo ngại Trung Quốc có thể phát triển và triển khai các loại tên lửa đạn đạo tầm trung, trong đó đáng kể nhất là tên lửa đạn đạo Đông Phong 21 (DF-21), đe dọa trực tiếp tới các lực lượng Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương.
Báo New York Times tuần qua có bài viết cho rằng trong khi Mỹ và Nga phải cắt giảm nhiều loại tên lửa tầm bắn từ 500-5.000 km kể từ sau khi ký INF năm 1987 tới nay, thì Trung Quốc với tư cách không phải là nước tham gia ký hiệp ước nên không bị ràng buộc và đã “rảnh tay” phát triển chương trình tên lửa của riêng nước này. Theo bài báo, quyết định của Washington “sẽ cho phép Mỹ đối phó với việc Trung Quốc tăng cường trang bị vũ khí tại Thái Bình Dương”, đặc biệt tại Biển Đông đang có tranh chấp, nơi Trung Quốc đã cho cải tạo, bồi đắp trái phép và quân sự hóa nhiều bãi, đảo tiền tiêu.
Lực lượng tàu sân bay Mỹ tại Thái Bình Dương. Ảnh: The National Interest |
Đối sách của Trung Quốc khi Mỹ rút khỏi INF
Trong trường hợp Mỹ chính thức rút khỏi INF, dù không phải một nước thành viên hiệp ước, song Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực từ cả hai phía: Một là, Bắc Kinh có thể đối mặt với yêu cầu phải ký một hiệp ước kiểm soát vũ trang mới với Mỹ và Nga. Hai là, sau khi rút khỏi INF, Mỹ sẽ triển khai tên lửa tầm trung mới tại khu vực Thái Bình Dương, trong đó có đảo Guam. Điều đó sẽ tạo mối đe dọa trực tiếp đối với các lực lượng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương một khi xảy ra xung đột.
Để giải quyết mối lo ngại này, giới chuyên gia nhận định Trung Quốc trước hết có thể sớm chuẩn bị các nhân tài và kỹ thuật có liên quan trong lĩnh vực kiểm soát vũ trang. Tên lửa đạn đạo tầm trung là một lực lượng nòng cốt trong hệ thống răn đe chiến lược của Trung Quốc, là vũ khí hiệu quả để ngăn chặn đối phương. Nếu buộc phải tham gia các hiệp ước có liên quan dưới sức ép của nước ngoài, thì Trung Quốc cần đưa ra lời giải thích về các vấn đề liên quan như thiết bị phóng, tham số đầu đạn và phạm vi phóng của tên lửa.
Thứ hai, Trung Quốc có thể tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống răn đe chiến lược kiểu mới. Xét về khả năng răn đe hạt nhân, Trung Quốc sẽ nâng cao và cải thiện khả năng sống sót và thâm nhập của các loại vũ khí hạt nhân, cải thiện chất lượng thay vì tăng số lượng, trong khi tăng cường khả năng răn đe hạt nhân, cố gắng tránh một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân vũ trang với Mỹ và Nga.
Về năng lực quy mô thông thường, Trung Quốc có thể tìm cách nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới hoặc tên lửa hành trình tầm xa, hệ thống vệ tinh giám sát tên lửa đạn đạo và năng lực chống vệ tinh, tăng cường sức mạnh răn đe về tổng thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này