Mỹ cấp tốc tạo 12.000 bom JDAM, chuẩn bị cho trận đánh chấn động?
Giữa lúc tình hình Mỹ - Iran, Mỹ - Venezuela rất căng thẳng, hải quân nước này vừa ra quyết định mua thêm hàng nghìn bộ phụ kiện để tạo thêm 12.000 quả bom thông minh JDAM.
Điểm mặt kho vũ khí Mỹ có thể dùng tấn công Iran / Quân đội Venezuela cảnh báo chờ Mỹ với vũ khí trong tay
Bộ tư lệnh hệ thống hàng không hải quân Mỹ vừa trao hợp đồng trị giá 139,8 triệu USD cho Boeing mua thêm "bộ kit" để tạo ra 12.000 quả bom thông minh JDAM. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ, công việc dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 4 năm 2020. Nguồn ảnh: Wikipedia
JDAM là tên viết tắt của cụm từ "Joint Direct Attack Munition - đạn tấn công trực tiếp liên quân" là bộ phụ kiện (kit) dẫn đường giá thành thấp cho phép biến các loại bom không điều khiển thành vũ khí thông minh có độ chính xác đến 99%. Nguồn ảnh: Wikipedia
Chính vì thế, việc tạo ra 12.000 quả bom thông minh JDAM là khá đơn giản và dễ dàng. Đó là giải pháp “quá đỉnh” của quân đội Mỹ khi mà nước này hàng năm tiêu thụ lượng lớn các loại bom trong hoạt động huấn luyện, tập trận và cả xung đột khắp thế giới. Và với đơn hàng lần này, xem ra năm 2020-2021 sẽ tiếp tục là giai đoạn bận rộn của Không quân – Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Bộ "kit" JDAM trông cũng khá đơn giản với phần đuôi chứa bộ điều hướng quán tính/hệ thống định vị toàn cầu (INS/GPS) và thiết bị tăng độ ổn định đặt trên thân bom. Nguồn ảnh: Wikipedia
Bộ "kit" JDAM hiện có thể "ứng dụng" cho hàng loạt các loại bom của Quân đội Mỹ, ví dụ như bom đa công dụng Mk84, bom xuyên BLU-109 cỡ 900kg; bom 450kg Mk83/BLU-110; bom 225kg Mk82/BLU-111/126/129. Nguồn ảnh: Wikipedia
Bom có thể ném từ độ cao tới 14km, bay xa 28km trước khi tới điểm rơi, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Đơn giá một bộ kit chỉ vào khoảng 22.000 USD. Nguồn ảnh: Wikipedia
Các cuộc thử nghiệm và thực tiễn cho thấy độ chính xác của bom JDAM gần như tuyệt đối, sai số chỉ khoảng 10m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sai số rất thấp khiến loại bom này không chỉ hữu hiệu với mục tiêu mặt đất mà còn trên mặt biển. Trong ảnh, tàu mục tiêu LST-1185 bị trúng một quả bom JDAM 900kg được ném từ máy bay B-52 năm 2004. Nguồn ảnh: Wikipedia
Bom JDAM hiện có thể tích hợp trên hầu hết các máy bay chiến đấu hiện đại của Không quân Mỹ và đồng minh phương Tây. Thậm chí tới cả dòng máy bay cánh quạt Super Tucano của Brazil cũng mang được JDAM. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo