Quốc tế

Mỹ chạy đua vũ trang với Nga – Trung, ngân sách quốc phòng thế giới tăng kỷ lục

Hoạt động chạy đua vũ trang của Mỹ với Nga - Trung đã đẩy ngân sách quốc phòng thế giới tăng lên mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Tuần dương hạm chống ngầm lớn nhất của Nga chính thức "nhận sổ hưu" / Không quân Syria tổn thất nghiêm trọng khi mất thêm ‘xe tăng bay’ Mi-25

Sputnik đưa tin, theo bản báo cáo mới của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tại London, ngân sách quốc phòng toàn cầu đã tăng 4% trong năm 2019. Đây là mức tăng lớn nhất trong vòng 10 năm qua. IISS nhấn mạnh thêm, ngân sách quốc phòng thế giới gia tăng xuất phát từ cuộc chạy đua vũ trang của Mỹ với Nga và Trung Quốc.

Hình ảnh mô phỏng tên lửa siêu thanh của Mỹ. (Ảnh:Lockheed Martin)
Hình ảnh mô phỏng tên lửa siêu thanh của Mỹ. (Ảnh:Lockheed Martin)

Cụ thể, so với năm 2018, ngân sách quốc phòng toàn cầu trong năm 2019 đã tăng lên 4%, mức tăng chưa từng có trong một thập niên qua. Dữ liệu được IISS thu thập từ hoạt động mua bán vũ khí cùng các khoản đầu tư nghiên cứu và phát triển quốc phòng.

Cũng theo báo cáo của IISS, không một quốc gia nào nằm trong Top 15 nước có mức chi tiêu quân sự "khủng" nhất thay đổi chiến lược kể từ năm 2019. Theo đó, Mỹ tiếp tục dẫn đầu khi chi tiêu quân sự nhiều hơn cả 11 nước tiếp theo trong danh sách Top 15 cộng lại. Thậm chí, mức chi tiêu quân sự của Mỹ còn gấp 4 lần so với Trung Quốc, quốc gia đứng thứ 2 trong danh sách những nước chi tiêu quân sự nhiều nhất thế giới.

Đáng nói, ngân sách quốc phòng của Mỹ và Trung Quốc đều tăng 6,6% trong năm 2019 với số tiền lần lượt là 684,6 tỉ USD và 181,1 tỉ USD.

Trong khi đó, theo IISS, Nga chi 61 tỉ USD cho nhu cầu quân sự vào năm 2019. Song theo tờ Defense News, trên thực tế, số tiền mua vũ khí của Nga trong năm 2019 là gần 150 tỉ USD. Tuy nhiên, con số này mới chỉ bằng 21% số tiền mà Mỹ chi cho hoạt động quốc phòng.

Mức chi tiêu quân sự gia tăng đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu quốc phòng cho thấy, Washington đang có những thay đổi trong trọng tâm ưu tiên. Cụ thể, vào đầu năm 2018, Mỹ đã thay đổi Chiến lược quốc phòng quốc gia từ hoạt động chống khủng bố quy mô nhỏ trên thế giới sang “cạnh tranh chiến lược liên quốc gia” với Nga và Trung Quốc.

 

Trong khi ngân sách quốc phòng của Trung Quốc gia tăng xuất phát từ kế hoạch kéo dài 10 năm nhằm bắt kịp và thậm chí vượt qua cả quân đội Mỹ trong lĩnh vực công nghệ quân sự.

Bên cạnh đó, các khoản đầu tư vào những lĩnh vực mới như trí tuệ nhân tạo, tên lửa siêu thanh, công nghệ tàng hình, vũ khí không gian, mở rộng các hạm đội tuy cũ nhưng còn hoạt động tốt cũng như phát triển các phương án đối phó với loạt vũ khí như trên đã đẩy ngân sách quốc phòng của toàn thế giới tăng thêm.

Giới chuyên gia còn cho rằng, việc Mỹ từ bỏ Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) vào đầu năm 2019 đã mở đường cho nước này phát triển các tên lửa thế hệ mới cũng như vũ khí hạt nhân khiến viễn cảnh xảy ra một chiến tranh trở nên gần hơn.

Hiệp ước INF được lãnh đạo Mỹ và Liên Xô trước đây ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo INF, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn có tầm bắn từ 500 - 5.500 km.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm