Quốc tế

Mỹ chi 70.000 USD/giờ để B-52H mang 5 quả bom đánh Taliban

Dù Không quân Mỹ phải bỏ ra số tiền khổng lồ để B-52H không kích Taliban tại Afghanistan nhưng số lượng bom mang theo đã gây bất ngờ lớn.

Chuyên gia Knutov nói về danh sách những "siêu vũ khí" bất thành của Mỹ / Báo Trung Quốc nêu tên các loại vũ khí được ông Putin đánh giá cao

Chi phí khổng lồ

Hãng thông tấn TASS dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Afghanistan, ông Fawad Aman xác nhận, máy bay ném bom B-52H của Mỹ đã không kích lực lượng Taliban tại tỉnh Jawzjan, miền Bắc Afghanistan.

Các cuộc không kích nhằm vào thủ phủ Sheberghan của tỉnh Jawzjan, khiến Taliban bị tổn thất nặng nề. Theo số liệu sơ bộ, khoảng 200 tay súng đã thiệt mạng. "Nhóm Taliban đã trở thành mục tiêu của B-52 tại thành phố Sheberghan, tỉnh Jawzjan", ông Fawad Aman cho biết.

My chi 70.000 USD/gio de B-52H mang 5 qua bom danh Taliban
Máy bay AC-130 và B-52H.

Để thực hiện cuộc không kích, những oanh tạc cơ B-52H của mỹ đã cất cánh từ một căn cứ không quân ở Qatar để tấn công các mục tiêu ở tỉnh Kandahar, tỉnh Herat và Lashkar Gah thuộc tỉnh Helmand.

Cùng tham gia chiến dịch này của Mỹ còn có tiêm kích F/A-18 Super Hornet từ tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Ronald Reagan đang hoạt động trên biển Arab và cường AC-130 Spectre.

Tuy nhiên, vị phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Afghanistan không thể xác định được những thiệt hại Taliban phải hứng chịu là do vũ khí từ B-52H hay từ chiếc F/A-18 Super Hornet hoặc máy bay tấn công mặt đất AC-130.

Nhưng ông Fawad Aman xác nhận, mỗi chiếc B-52H tham gia chiến dịch tấn công lần này tại Afghanistan chỉ mang theo số lượng bom đạn khá khiêm tốn. "Mỗi chiếc B-52H chỉ mang theo số lượng tối đa 5 quả bom, trong khi có thể mang tối đa 35 tấn vũ khí", vị phát ngôn viên này nói.

Theo đánh giá của tờ The National Interest, ngay cả trong trường hợp toàn bộ số bom này đánh trúng mục tiêu thì hiệu quả của chúng vấn khiêm tốn hơn rất nhiều những chiếc F/A-18 Super Hornet và AC-130 trong khi chi phí cho mỗi giờ bay của B-52H được xếp vào hàng đắt đỏ.

 

Trước khi đưa pháo đài bay B-52H đến Qatar, Không quân Mỹ đã sử dụng các loại chiến đấu cơ như F-15E Strike Eagle, F-16C, máy bay tàng hình F-22 Raptor, máy bay tấn công mặt đất A-10 Warthog và nhiều máy bay không người lái (UAV) trong khu vực.

Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ đã sử dụng các lịa máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet và AV-8 Harrier. Các đối tác trong liên minh là Pháp và Anh còn bổ sung các loại chiến đấu cơ mà hai nước này có trong tay.

Phần lớn những chiếc chiến đấu cơ kể trên đều có thể mang loại bom mà B-52H ném xuống Afghanistan. Tất nhiên, các máy bay nói trên không thể mang nhiều vũ khí và quần đảo nhiều giờ như máy bay ném chiến lược B-52H, trong mỗi phi vụ.

Xét về chi phí, Không quân Mỹ tiêu tốn khoảng 70.000 USD cho mỗi giờ bay của B-52H, trong khi con số này ở máy bay B-1B là 60.000 USD/giờ. Chi phí cho F-16 là 20.000/giờ, còn cho loại máy bay tấn công mặt đất A-10 Warthog còn thấp hơn nhiều.

Như vậy, chi phí cho mỗi giờ bay của B-52H cao gấp hơn 3 lần chi phí cho F-16 và A-10 Warthog trong khi nó chỉ mang lượng vũ khí còn ít hơn cả chiếc F-16 có thể mang.

 

Đó là chưa kể chi phí liên quan đến sửa chữa và nhiên liệu của B-52H cũng khá bất lợi. Không giống như nhiều máy bay chiến đấu phản lực nhỏ vẫn đang được sản xuất, đội máy bay B-52H già đòi hỏi nhiều chi phí phát sinh về sửa chữa và hậu cần.

Khi động cơ bị trục trặc ở Iraq vào ngày 9/4/2015, một chiếc A-10 Warthog phải hạ cánh khẩn cấp xuống căn cứ không quân Al Asad. Năm ngày sau, một đội sửa chữa đã lắp một động cơ mới cho chiếc A-10 nói trên và nó lại ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Không giống như A-10, nếu xảy ra sự cố tương tự với B-52H, việc thay thế một trong 8 động cơ của chúng tiêu tốn 1,5 triệu USD và thời gian thay thế không chỉ có 5 ngày.

Đánh giá về mục đích Mỹ dùng B-52H không kích Taliban, tờ The National Interest cho rằng: "Phô trương sức mạnh là mục đích chính, nhưng động thái này không kèm theo sức mạnh thực tế. Đây chính là nguyên nhân khiến Mỹ phải điều thêm F/A-18 và AC-130 cùng thực hiện nhiệm vụ".

Tình hình Afghanistan

 

Tính đến hết ngày 7/8, Taliban đã chiếm được thành phố chiến lược Sheberghan, thủ phủ tỉnh Jawzjan của Afghanistan, chỉ một ngày sau khi chiếm trung tâm tài chính Zaranj ở phía tây nam.

Các tay súng Taliban mang vũ khí hạng nặng đã tràn qua thành phố chiến lược Sheberghan, miền bắc Afghanistan, chiều 7/8. Sheberghan được coi là thành trì của tướng Abdul Rashid Dostum, người được cho là đang ở Kabul sau khi từ Thổ Nhĩ Kỳ trở về Afghanistan tuần này.

Babur Eshchi, người đứng đầu hội đồng tỉnh Jawzjan, cho biết qua điện thoại từ một khu vực không được tiết lộ: "Đã hơn 10 ngày thành phố Sheberghan bị Taliban tấn công, nhưng chúng bắt đầu cuộc tấn công lớn vào khoảng 4h và thành phố thất thủ vào khoảng 13h.

Lực lượng an ninh địa phương cùng dân quân rút lui vào buổi chiều sau các cuộc đụng độ và kháng cự. Họ rút lui đến sân bay, một trong số ít nơi còn thuộc kiểm soát của chính phủ".

Các tay súng cũng tiến vào thủ phủ Kunduz, tỉnh Kunduz, phía bắc đất nước, vào tối cùng ngày. Các cuộc đụng độ lớn diễn ra giữa Taliban và quân chính phủ Afghanistan, lực lượng đang nắm giữ các khu vực quan trọng của thành phố.

 

Sự thất thủ của Sheberghan diễn ra sau khi Taliban chiếm thành phố Zaranj, tỉnh Nimroz ở phía tây nam, hôm 6/8. Đây cũng là tỉnh lỵ đầu tiên bị quân nổi dậy đánh chiếm.

Lực lượng Taliban giành quyền kiểm soát phần lớn vùng nông thôn Afghanistan từ khi các lực lượng nước ngoài rút quân đợt cuối cùng vào đầu tháng 5. Quân nổi dậy ban đầu không nhắm vào các khu vực đô thị lớn, nhưng hiện đe dọa một số thành phố lớn, bao gồm Herat, thủ phủ tỉnh Herat, và Lashkar Gah, thủ phủ tỉnh Helmand của Afghanistan.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm