Quốc tế

Mỹ choáng ngợp trước tên lửa hành trình 100 tấn của Liên Xô

Trước khi sử dụng tên lửa đạn đạo, Liên Xô đã nghiên cứu chế tạo tên lửa hành trình liên lục địa có trọng lượng 100 tấn mang tên La-350 Burya.

Mức giá đắt đỏ cho mỗi lần Mỹ phóng tên lửa / Hệ thống phòng thủ chống tên lửa của T-72 Armenia không hiệu quả

Cuộc chạy đua vũ trang ngày càng gia tăng giữa các cường quốc hàng đầu thế giới bắt đầu từ thế kỷ trước, khi Liên Xô và Mỹ thời hậu thế chiến phân chia phạm vi ảnh hưởng trên hành tinh và tạo ra những vũ khí gây kinh ngạc cho trí tưởng tượng của những người đương thời.

Về vấn đề này, ấn bản The Drive của Mỹ đã nhắc lại quá trình phát triển một loại vũ khí của Liên Xô trong thập niên 1950 - 1960 với tên gọi Burya - tên lửa hành trình liên lục địa nặng nhất thế giới - khối lượng của nó khoảng 100 tấn.

Năm 1956, quân đội Liên Xô đã sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung một tầng phóng bằng chất lỏng đầu tiên mang đầu đạn hạt nhân R-5M, NATO gọi là SS-3 Shyster.

Tuy nhiên ngay cả khi được triển khai trực tiếp các tên lửa này ở những quốc gia đồng minh thì R-5M với tầm bắn khoảng 1.200 km cũng không thể đánh trúng nhiều mục tiêu quan trọng, kể cả máy bay ném bom của Không quân Mỹ ở Anh hay ở Thái Bình Dương. Do vậy ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô được giao nhiệm vụ phát triển một hệ thống tên lửa có tầm bắn xuyên lục địa.

My choang ngop ten lua hanh trinh 100 tan cua Lien Xo
Tên lửa hành trình liên lục địa La-350 của Liên Xô có kích thước và trọng lượng rất đồ sộ

Đến ngày 1 tháng 8 năm 1957, một số nguyên mẫu của tên lửa hành trình La-350 Burya đã được chế tạo, một trong số đó đã vượt qua các cuộc thử nghiệm bay đầu tiên.

Từ năm 1957 đến năm 1960, 19 vụ phóng thử đã được thực hiện, 14 trong số đó thành công. Trong cuộc thử nghiệm vào tháng 3 năm 1960, tên lửa Burya bay được khoảng cách khoảng 6.500 km trước khi bắn trúng mục tiêu với độ chính xác 10 km nhờ hệ thống dẫn đường thiên văn của nó. Với sức mạnh của đầu đạn hạt nhân mà tên lửa mang theo, độ sai lệch nói trên xem như chấp nhận được.

Tuy nhiên đến năm 1960, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Liên Xô đã trở thành hiện thực, và Burya hùng mạnh với động cơ phản lực đã trở thành một sản phẩm lỗi thời.

Mặc dù có tất cả sức mạnh kỹ thuật, tên lửa La-350 theo nhận xét sẽ bị phòng không Mỹ tấn công do tốc độ tương đối thấp. Ở dạng sửa đổi, Burya đã được sử dụng để phóng các vệ tinh thử nghiệm lên quỹ đạo.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm