Quốc tế

Soi sức mạnh phiên bản “siêu sát thủ” của tên lửa huyền thoại Tomahawk

Với vụ phóng thử thành công tên lửa Tomahawk Block V từ tàu khu trục USS Chafee vào tháng 12, Hải quân Mỹ đã giới thiệu thế hệ mới nhất của tên hành trình Tomahawk đầy uy lực trong kho vũ khí của lực lượng này.

Bộ Ngoại giao Nga xác nhận cử 300 chuyên gia quân sự tới Cộng hòa Trung Phi / Nguyên mẫu xe tăng "Krab" bị chỉ trích ở Ukraine

Hải quân Mỹ đã thực hiện các công việc nâng cấp và sửa đổi nhằm đưa tên lửa hành trình cận âm này bước vào kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực lớn. Tại sao Tomahawk Block V lại khác biệt so với những tên lửa Tomahawk khác và liệu “chiến binh” có nguồn gốc từ thời Chiến tranh Lạnh này có thể bắt kịp thời đại của tên lửa siêu âm? Để trả lời các câu hỏi này, Defense News đã nêu bật những đặc điểm ưu việt của Tomahawk Block V.

Tàu khu trục USS Chafee phóng tên lửa Block V Tomahawk. Ảnh: Defense News.
Tàu khu trục USS Chafee phóng tên lửa Block V Tomahawk. Ảnh: Defense News.

Uy lực vượt trội

Tên lửa hành trình Tomahawk Block V của tập đoàn sản xuất vũ khí Raytheon có hai phiên bản là Block Va - trang bị đầu đạn chống hạm, có khả năng tấn công tàu mặt nước cách xa tới 1.609km và Block Vb - lắp đầu đạn tấn công mục tiêu trên bộ. Nó cũng được tích hợp một đầu đạn mới có phạm vi hoạt động rộng hơn với sức công phá mạnh hơn.

Theo Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế, phạm vi hoạt động của Tomahawk đóng vai trò đặc biệt quan trọng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc cũng đang gia tăng cạnh tranh về sức mạnh của tên lửa, trong đó phải kể đến các tên lửa hạt nhân DF-26 và DF-21 của nước này với tầm hoạt động lần lượt hơn 4.000km và hơn 2.100 km. Những tên lửa này không chỉ được sử dụng cho các bệ phóng thẳng đứng (VLS) trên tàu mặt nước mà còn trên tàu ngầm tấn công.

Gia tăng khả năng sống sót

Block V được nâng cấp hệ thống liên lạc và hệ thống điều hướng. Ông Bryan Clark, cựu thủy thủ tàu ngầm, hiện là chuyên viên nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Hudson của Mỹ cho biết, điều này khiến việc phát hiện và tấn công tên lửa trở nên khó khăn hơn.

 

“Do được trang bị những thiết bị điện tử tinh vi nên tên lửa có thể xử lý hành vi gây nhiễu một cách hiệu quả, khiến radar của đối phương khó phát hiện, vì thế gia tăng khả năng sống sót. Trong những năm qua, tên lửa này đã được cải tiến rất nhiều về khả năng sống sót”.

Trước đó vào năm 2017, giám đốc phụ trách chương trình Tomahawk của Raytheon cho biết, việc nâng cấp hệ thống định vị sẽ đảm bảo tên lửa có thể tấn công mục tiêu ngay cả khi hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của nó bị vô hiệu hóa.

Giá thành phải chăng

Khi nhiều quốc gia trên thế đang tập trung phát triển các loạt tên lửa hành trình siêu vượt âm cũng như tiến hành nâng cấp hệ thống phòng không, việc tiếp tục sử dụng tên lửa Tomahawk có vẻ như là một ý kiến lỗi thời. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều lý do để tiếp tục sản xuất tên lửa này, dù tốc độ của nó chậm hơn khi so sánh với nhiều loại tên lửa khác. Ông Bryan Clark nói: “Lợi ích của tên lửa cận âm là tầm bắn. Hơn nữa nó cũng giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn. Đối với tên lửa siêu âm, bạn khó có thể tìm thấy những ưu điểm này”.

Một ưu điểm khác là của tên lửa Tomahawk giá thành phải chăng, khoảng 1 triệu USD. Tên lửa siêu âm SM-6 có thể đạt tốc độ Mach 3.5 nhưng chi phí cho mỗi lần bắn cao hơn gấp 4 lần Tomahawk, hơn nữa nó cũng có tầm bắn thấp hơn. “Đó chính là sự khác biệt chính của Tomahawk”, ông Jerry Hendrix, cựu đại tá hải quân Mỹ và là nhà phân tích của Telemus Group nhận xét.

 

“Lợi thế quan trọng của Tomahawk là chi phí. Bạn có thể mua một số lượng lớn và bạn có thể vẫn đủ chi phí để trang trải ngay cả khi bị mất một vài tên lửa trong một cuộc tấn công phòng thủ”. Ông Tom Karako, một chuyên gia về công nghệ tên lửa của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cũng nhất trí với ý kiến cho rằng chi phí là một lợi thế lớn của Tomahawk.

Khả năng kết hợp

Điểm mấu chốt để đưa ra ý tưởng phát triển một tên lửa hành trình cận âm là hiểu rõ cách thức nó kết hợp với nhiều loại vũ khí khác nhau, ông Karako cho biết.

“Đối với một cuộc chiến trên không tôi không cho rằng vũ khí siêu âm sẽ không thể thay thế hoàn toàn cho vũ khí cận âm. Bạn có thể bắn vũ khí cận âm sớm hơn một chút, để chúng bay trong một khoảng thời gian và tiếp đến sử dụng vũ khí siêu âm. Mọi thứ diễn ra tùy thuộc vào cách bạn lên kế hoạch tấn công”.

Ông Clark – nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Hudson, cũng cho rằng, sự kết hợp đóng vai trò quan trọng và ngay cả khi những tên lửa có vận tốc nhanh hơn ra đời, Tomahawk vẫn có chỗ đứng riêng.

 

Sự kết hợp của tên lửa đánh chặn siêu thanh SM-6, tên lửa chống hạm NSM (Naval Strike Missile) trang bị cho các tàu tác chiến ven bờ và khu trục hạm thế hệ mới, cùng phiên bản nâng cấp Block V của Tomahawk sẽ tạo ra sức mạnh vô cùng lớn cho hải quân trong thời gian tới.

“Với Tomahawk Block V, SM-6 và NSM, hải quân có một bộ sưu tập vũ khí tấn công khiến họ hài lòng”, ông Clark nói, đồng thời nhấn mạnh “sự kết hợp này có thể khiến lực lượng hải quân gắn bó với những vũ khí mà họ đang sở hữu lâu hơn so với dự đoán ban đầu”.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm