Quốc tế

Mỹ chống lại ‘sát thủ tàu sân bay’ của Trung Quốc bằng cách nào?

Các chuyên gia nói rằng Mỹ có thể sử dụng tác chiến điện tử hoặc tác chiến không gian mạng, giúp nhóm tàu sân bay thực hiện cuộc tấn công ngay trong tầm bắn của “sát thủ tàu sân bay”, tên lửa DF-26 của Trung Quốc, có tầm bắn 4.000 km.

Nước nào ưa chuộng, dùng tới 3 loại xe tăng Trung Quốc? / Trao "sát thủ tàu sân bay" cho Pakistan, Trung Quốc đang tự giúp mình: Một mũi tên trúng hai đích

Tên lửa đạn đạo DF-26 "sát thủ tàu sân bay" của Trung Quốc

Tên lửa đạn đạo DF-26 "sát thủ tàu sân bay" của Trung Quốc

Nhưng một khi các tên lửa đã được phóng đi, chìa khóa có thể nằm ở mạng lưới chiến đấu phòng không điều khiển hỏa lực tích hợp (NIFC-CA) của hải quân kết hợp với hỏa lực của các tàu hộ tống tàu sân bay, theo nhận định của các chuyên gia Mỹ.

Điều đó có nghĩa là hải quân Mỹ mở rộng số lượng tàu có thể mang tên lửa đánh chặn hoặc một loại tàu mới có thể mang nhiều tên lửa hơn so với tàu chiến ngày nay.

Hảiquân Mỹ còn có thể kết hợp vũ khí trên tàu chiến với một số loại máy bay đánh chặn mới thay thế dòng tiêm kích F-14 Grumman hiện đã bị loại biên. Tất nhiên, tên lửa đánh chặn và máy bay rất đắt tiền. Nhưng cho đến khi súng từ trường, laser được phát triển hoàn thiện - đó là tất cả những gì Hải quân Mỹ có để chống lại “sát thủ tàu sân bay”.

Nhưng vẫn còn đó câu hỏi: Trung Quốc thực sự có thể đánh chìm một tàu sân bay?

 

Hãy nhớ rằng, Hải quân Mỹ, các tàu ngầm hạt nhân và phi đội không quân của họ là đáng gờm nhất trên thế giới. Điều này là chắc chắn.

Thứ hai, theo The National Interest, ngày nay, một tàu sân bay chủ yếu là một công cụ đối ngoại, không phải là một nhu cầu quốc phòng.

Thứ ba, hải quân Mỹ phải chuẩn bị cho mọi tình huống bất ngờ, và thậm chí họ luôn phải sẵn sàng chiến đấu với một trận chiến trên biển mà rất có thể sẽ không bao giờ xảy ra. Đó là lý do tại sao mọi tàu sân bay Mỹ luôn ra biển với toàn bộ đội tàu hộ tống.

Nhưng mặc dù mang danh là nhóm tàu tấn công, mục đích của nhóm tàu sân bay tấn công không thực sự là tấn công. Nhiệm vụ của chúng là chiếm giữ và kiểm soát một phần đáng kể bề mặt Trái Đất - hoặc ít nhất là không cho bất kỳ ai khác sử dụng không gian đó.

Có lẽ câu hỏi nên được nhắc lại: DF-26 có thể đánh chìm một tàu sân bay hay không?

 

Vâng, nó có thể nhưng trước tiên nó phải bay được đến nơi có tàu sân bay và đây mới là vấn đề.

Các chuyên gia hải quân được phỏng vấn bởi tạp chí Forbes, cho rằng đầu tiên, lực lượng của Trung Quốc sẽ phải tìm tàu sân bay; sau đó họ sẽ phải xác định cụ thể vị trí của nó; rồi họ sẽ phải thiết lập quá trình di chuyển liên tục của tên lửa; sau đó họ sẽ phải thực sự nhắm vào tàu sân bay bằng vũ khí cụ thể; tên lửa sẽ phải thâm nhập vào hàng phòng thủ nhiều tầng của tàu sân bay để tiếp cận mục tiêu; và cuối cùng, quân đội Trung Quốc sẽ cần phải đánh giá xem thiệt hại có đủ để vô hiệu hóa tàu sân bay hay không.

Bởi vì mỗi bước phải được hoàn thành một cách tuần tự, nếu bất kỳ liên kết đứt đoạn, toàn bộ quá trình bị phá vỡ. Hải quân Mỹ và đồng minh được nói là đã có kế hoạch phá vỡ quy trình đó, từ bất cứ kẻ thù tiềm tàng nào.

Và điều khiển tên lửa đi 4.000 km để bắn trúng một vật thể đang di chuyển vẫn là thách thức rất lớn, chưa hề được chứng minh về khả năng thành công.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm