Mỹ chưa dám triển khai tên lửa tầm trung ở châu Âu
Su-34 Nga thoát hiểm trong gang tấc sau khi bị tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ ngắm bắn / Nga có khả năng sản xuất tên lửa tầm trung trong 6 tháng
Nhận định được Vasily Kashin đưa ra sau khi chuyên gia Thomas Falk, thuộc nhóm cố vấn quốc tế của Ủy ban châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có bài viết nói về những lo ngại của khối quân sự này về những vũ khí thế hệ mới của Nga.
Theo Falk, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg xác nhận trong cuộc họp cấp Bộ trưởng Quốc phòng của 29 quốc gia thành viên NATO tại Brussels rằng quan tâm đặc biệt đối với các hệ thống tên lửa mới của Nga.
Mỹ thử tên lửa Tomahawk phiên bản trên cạn. |
Không chỉ đề cập đến tên lửa hành trình SSC-8 của Nga, có thể tấn công các mục tiêu ở châu Âu và Mỹ, ông Stoltenberg còn lo lắng về những vũ khí siêu vượt âm mới mà Moskva đã phát triển, với một số trong đó đã được triển khai.
Nga hiện vượt trội so với NATO trong các hệ thống tên lửa tầm ngắn và tầm trung, thực tế này dẫn đến sự mất cân bằng và báo động nghiêm trọng ở Brussels.
Tên lửa hành trình SSC-8 của Nga có tầm bắn 1.800km, mặc dù cho phép NATO có được thời gian cảnh báo sớm lên tới 2 giờ, song loại tên lửa này rất khó theo dõi do quỹ đạo thay đổi.
Ngoài ra, Nga còn có tên lửa không đối đất Kinzhal có thể bay với tốc độ Mach 10, tên lửa siêu vượt âm Avangard có thể đạt Mach 20... Vì vậy, NATO phải xác định được cách thức duy trì sự răn đe đáng tin cậy khi đối mặt với những mối đe dọa này.
Phản ứng với nhận định nói trên, giới quân sự Nga cho rằng, thực tế này cho thấy Mỹ và NATO rất muốn triển khai vũ khí tương tự của Nga tại châu Âu làm đối trọng. Nhưng do một số khó khăn đang gặp phải khiến kế hoạch chưa thể thực hiện.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng, Mỹ đang đặt cơ sở để triển khai tên lửa vốn bị cấm theo hiệp ước hạt nhân tầm trung (INF ở châu Âu, châu Á và trên các đảo ở Thái Bình Dương.
"Dĩ nhiên, chúng tôi sẽ thảo luận vấn đề này với Pháp, nhưng để đạt được thỏa thuận chi tiết, chúng tôi cần các cuộc đàm phán đa phương, tham vấn đa phương, bao gồm cả Mỹ - quốc gia triển khai hiệp ước INF và giờ đây đang tích cực mở đường để triển khai những vũ khí từng bị cấm ở châu Âu, châu Á và họ không che giấu điều này", Ngoại trưởng Nga nó.
Kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ đến châu Âu không phải bây giờ mới được nói đến nhưng theo chuyên gia Vasily Kashin, Mỹ và phương Tây chưa có vũ khí đủ mạnh để tạo nên đối trong là một trong những nguyên nhân khiến kế hoạch này chưa thể thực hiện.
Theo chuyên gia Nga, hồi những năm 2013-2014, rất có thể chính quyền Tổng thống Barack Obama đã thấy Hiệp ước là không cần thiết. Đã ban hành sắc lệnh về phát triển các loại vũ khí vi phạm thỏa thuận.
Khi đó người ta cũng bắt đầu nêu ra các yêu sách khiếu kiện chống Nga "vi phạm Hiệp ước INF" để trong tương lai đổ lỗi rằng Moscow phá hoại thỏa thuận. Người Mỹ không cần vội vàng - Hiệp ước INF chỉ cấm thử nghiệm tên lửa, chứ không cấm sáng chế.
Mỹ hiện đang chế tạo hai loại tên lửa tầm trung. Đó là tên lửa hành trình có tầm bắn khoảng 1.000 km và tên lửa đạn đạo có tầm bắn 3.000-4.000 km, trong đó loại thứ hai có thể trang bị đầu đạn siêu thanh.
Với phạm vi hoạt động như vậy, tên lửa có thể được triển khai ở một số vùng lãnh thổ Thái Bình Dương của Mỹ, ví dụ, ở đảo Guam, cũng như ở lãnh thổ các nước đồng minh của Mỹ như Nhật Bản.
Nhưng việc chế tạo tên lửa đạn đạo có thể kéo dài thêm vài năm nữa, nhưng sẽ được hoàn thành trong nửa đầu thập niên 2020. Sau đó Mỹ sẽ cần thêm thời gian thử nghiệm và hoàn thiện khả năng chiến đấu.
Chuyên gia Nga cho rằng, đây có thểchính là một trong những nguyên nhân khiến Mỹ chưa thể triển khai tên lửa tầm trung tại châu Âu dù có kế hoạch này từ trước đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo