Quốc tế

Mỹ có vũ khí diệt tên lửa của Iran khi chưa kịp phóng

Với gói nâng cấp mới, những chiếc MQ-1C Grey Eagle của Mỹ có thể tung ra những cú đòn hủy diệt tên lửa đạn đạo Iran ngay khi chưa kịp phóng.

UAV mang bom ngàn dặm: Mối đe dọa hay chiêu của Iran? / Pháo phản lực đa nòng đáng sợ trên xuồng cao tốc Iran vừa áp sát chiến hạm Mỹ

General Atomics (GA-ASI) một chi nhánh của nhà thầu quốc phòng General Atomics của Mỹ đã được trao một bản hợp đồng trị giá 9,9 triệu USD để thực hiện chương trình nâng cấp máy bay tấn công không người lái (UCAV) Grey Eagle. Công việc sẽ được thực hiện tại Poway, California, với chiếc cuối cùng hoàn thành ước tính vào ngày 23/4/2021.

My co vu khi diet ten lua Iran khi chua kip phong
Máy bay MQ-1C Grey Eagle.

Theo Defence-blog, những đơn vị đang đồn trú tại Trung Đông của Mỹ sẽ được ưu tiên trang bị phiên bản nâng cấp đầu tiên của Grey Eagle nhằm tăng khả năng đối phó với nguy cơ quân đôi Mỹ bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.

Theo một số ít thông tin được tiết lộ, gói nâng cấp lần này dành cho MQ-1C tập trung vào trang bị hệ thống radar và vũ khí mới nhằm tăng cường khả năng tìm và diệt đối phương. Để làm được điều đó, Mỹ hiện đang gấp rút hoàn thiện khả năng chiến đấu loại đạn thông minh Hatchet trang bị cho MQ-1C Grey Eagle.

"Khi chúng tôi muốn tấn công một mục tiêu phía sau cửa sổ, chúng tôi sẽ sử dụng phiên bản Hatchet sử dụng hệ thống dẫn đương laser bán chủ động", ông Tim Strusz, lãnh đạo của Orbital ATK cho biết.

Khi vũ khí cỡ nhỏ này kết hợp với máy bay MQ-1C Grey Eagle, Không quân Mỹ sẽ có trong tay loại vũ khí cực nguy hiểm có thể tấn công và phá hủy tên lửa đạn đạo của Iran ngay khi nó chưa kịp phóng. Thế nhưng hầu hết thông tin về Hatchet và cách thức cặp vũ khí này tấn công tên lửa đạn đạo đối phương hiện vẫn được bảo mật.

Mặc dù vậy, kế hoạch sử dụng vũ khí và mục tiêu tấn công của cặp vũ khí này khi hoàn thành nâng cấp đã rõ ràng. Nếu năng lực của MQ-1C Grey Eagle và Hatchet đúng như Mỹ tuyên bố, sức mạnh tấn công của Iran bằng kho tên lửa đạn đạo khổng lồ có thể sẽ không còn là mối đe dọa lớn với lực lượng Mỹ tại Trung Đông.

 

Ngay khi kế hoạch được Mỹ công bố, giới chuyên gia cho rằng, đòn tấn công của MQ-1C Grey Eagle chỉ có thể đối phó được những tên lửa đạn đạo Tehran triển khai từ bệ phóng trên mặt đất, trong khi đó sức mạnh đáng sợ nhất của Iran lại đến từ kho tên lửa đạn đạo triển khai ngầm dưới lòng đất.

Phần lớn số tên lửa này đều được thiết kế để khai hỏa luôn từ căn cứ ngầm mà không cần phải đưa lên mặt đất. Khả năng phóng đặc biệt đã được Tehran chứng minh trong nhiều lần phóng được công bố hồi năm 2019.

Lãnh đạo cơ quan hàng không vũ trụ thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, Thiếu tướng Amir Hajizadeh cho hay, với cách phóng này, Tehran sẽ khiến đối phương hoàn toàn bất ngờ khi bị tấn công và không thể tung đòn đáp trả do không thế xác định được trận địa tên lửa Iran khai hỏa.

Theo tiết lộ, những tên lửa có trong căn cứ ngầm gồm: Qiam-1 còn có dòng tên lửa đạn đạo được biết đến nhiều nhất là Shahab. Nhưng Sejjil-1 và Sejjil-2 mới là đáng sợ nhất. Sejjil-1 là tên lửa đạn đạo tầm trung hai tầng, Iran lần đầu tiên thử nghiệm vào năm 2008.

Không giống như tên lửa Shahab, tên lửa Sejjil-1 sử dụng nhiên liệu rắn, giảm đáng kể thời gian khởi động, đồng thời tăng cường tính cơ động của nó. Theo nguồn tin tình báo Mỹ, tên lửa Sejjil có tầm hoạt động khoảng 2.000 đến 2.500 km.

 

"Chỉ cần những tên lửa này, Iran có đủ năng lực để tấn công đến mọi căn cứ Mỹ tại Trung Đông và gây ra những thiệt hại khôn lường một khi người Mỹ có hành động đe dọa hoặc tấn công nhằm vào Iran", Tướng Amir Hajizadeh tuyên bố.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm